Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Những vấn đề của Hoa Kì

Ngài Đỗ Năm Trăm, tổng thống hợp chúng quốc Mĩ, muốn nước Mĩ vĩ đại trở lại. Người châu Á có câu, biết người biết ta mới thắng lợi được. Vấn đề của Hoa Kì và thế giới là gì?

Nói về sự vĩ đại của quốc gia, yếu tố quan trọng nhất là nền kinh tế. Hiện tại Hoa Kì vẫn đứng số 1 thế giới, tuy nhiên trong nền kinh tế toàn cầu các quốc gia đang nổi lên thì tỉ trọng của Hoa Kì sẽ giảm xuống, nói cách khác, là sự vĩ đại sẽ giảm một cách tương đối. Đáng ngại nhất là hiện tượng Chindia tức là các quốc gia có lợi thế dân số đông, tận dụng giá lao động rẻ và thị trường nội địa lớn, với tốc độ phát triển nhanh, sẽ trở thành các nền kinh tế rất lớn trong khoảng 10-20 năm tới. Đây gần như là một định mệnh không thể đảo ngược, Hoa Kì sẽ dần đánh mất vị trí số 1 về kinh tế trong tương lai, nếu không có các chiến lược mang tính bước ngoặt.

Nói về kinh tế, thì đó là tổng hợp của cung (supply) và cầu (demand). Việc tổng thống Năm Trăm cố gắng bảo hộ nền kinh tế, đó là nỗ lực bảo vệ miếng bánh nhu cầu nội địa, trong khi đưa việc làm về Mĩ, chính là một bước trong việc khôi phục giá trị từ sự cung ứng (supply). Hai việc này là hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh thị trường bị thao túng bởi thương mại không công bằng (unfair trade) từ các quốc gia mới nổi.

Tuy nhiên nếu chỉ bảo hộ miếng bánh thị trường nội địa, thì Hoa Kì sẽ không bao giờ thay đổi được định mệnh trên. Bởi vì các quốc gia mới nổi luôn có tốc độ tăng GDP cao hơn Mĩ, nên sẽ có lúc bắt kịp và chiếm lấy vị trí số 1 về kinh tế, nhờ lợi thế về dân số. Muốn thay đổi được điều đó, Hoa Kì cần phải nhìn nhận thị trường toàn cầu như một chiến trường, thay vì trận chiến trong một quốc gia đơn lẻ. Người ta có câu nói rằng, thắng các trận đánh, nhưng thua cả cuộc chiến (win battles but lose the war), điều mà chính nước Mĩ đã từng cảm nhận.

Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ, người Mĩ với ưu thế về vũ khí và kĩ thuật đã giành chiến thắng trên chiến trường. Nhưng sau nhiều năm dài với các nỗ lực thay đổi chính sách, chiến thắng trên chiến trường đã chuyển thành thất bại trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của VNCH. Nếu như biết trước điều đó 10 năm, có lẽ các nhà lãnh đạo đã có những quyết định khác hơn thay vì chỉ loay hoay thay đổi sách lược và tìm cách chiến thắng những trận chiến nhỏ. Câu nói đó không những đúng với chiến tranh mà còn đúng trong cả lĩnh vực kinh tế. Ngày nay cũng vậy, nếu như nhìn trước được tương lai 15 năm sau, thì có lẽ nước Mĩ nên chuẩn bị trước để tránh việc thất bại trong một cuộc chiến kinh tế về lâu dài.

Trong lĩnh vực kinh tế, với cung và cầu, thì yếu tố dân số đóng một vai trò rất quan trọng. Mĩ tuy là một cường quốc, nhưng tổng dân số thua xa các thị trường mới nổi Chindia. Mặc dù vậy, hiện tại nền kinh tế Mĩ vẫn dẫn đầu, chứng tỏ khả năng vượt trội của nước Mĩ. Nhưng nếu như trong chiến tranh Triều Tiên, khi số lượng binh lính vượt trội của Trung Quốc đẩy lùi kĩ thuật quân đội Mĩ, thì trong kinh tế, các quốc gia Chindia cũng có khả năng sử dụng ưu thế về dân số để giành chiến thắng trong một cuộc đua lâu dài.

Khi đó, họ sẽ áp đặt luật lệ mới lên hệ thống toàn cầu. Các lãnh đạo hiện nay có thể viết hồi kí về những quyết định đã không được thực hiện, hàng trăm triệu người dân Mĩ có thể tiếp cận những thông tin giải mật, và nuối tiếc cho quá khứ đã bỏ lỡ của 15 năm trước. Hoa Kì sẽ không có cách nào để đuổi kịp dân số các nước mới nổi, nên chắc chắn phải tìm ra một con đường khác mới mong muốn giữ được vị trí thống trị của mình. Nếu hôm nay Hoa Kì không tìm cách thay đổi, thì định mệnh đó trong tương lai sẽ không thể nào sửa chữa kịp nữa.

Đối với một viễn cảnh như vậy, Hoa Kì cần phải huy động tất cả nguồn lực trong các chính sách của mình. Thực tế mà nói, nếu là thương mại công bằng (fair trade) thì các quốc gia với quy mô dân số nhỏ hơn vẫn có thể có ưu thế. Ví dụ Nhật Bản trước đây muốn vượt qua kinh tế Mĩ chỉ bằng sự xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng trong cuộc chơi đó, Nhật không có khả năng chính trị và quân sự để bảo vệ các lợi ích thương mại, và giấc mơ đó không bao giờ thành hiện thực. Hoa Kì thì khác, nước Mĩ có đủ khả năng và kinh nghiệm chính trị, ngoại giao và quân sự trong việc can thiệp toàn cầu. Các quốc gia Chindia cũng khác, họ sẽ không dễ dàng khuất phục hoặc thực hiện các yêu sách như các quốc gia đồng minh nhận sự bảo trợ từ Hoa Kì.

Tuy vậy điểm yếu của các quốc gia Chindia là họ đi sau, muốn chuyển đổi mô hình kinh tế, cần thời gian, nên muốn yên ổn, nhất là khi họ đang nắm lợi thế trong trao đổi thương mại không công bằng (unfair trade). Trong khi đó Hoa Kì lại có lợi thế chủ động nên hoàn toàn có thể chiếm ưu thế trong đàm phán song phương. Tuy nhiên dù đối thoại song phương có thành công đến đâu, nước Mĩ đừng quên rằng rất khó để ngăn chặn trong một tương lai xa hơn các quốc gia Chindia vượt qua Mĩ về tổng thể kinh tế và áp đặt lại luật lệ toàn cầu, họ có thể sẽ nhẫn nhịn trong ngắn hạn để thực hiện các mục tiêu lâu dài đó.

Như vậy, chỉ có một chiến lược với tầm nhìn xa và không bị phụ thuộc vào đối thoại song phương mới là con đường an toàn của nước Mĩ. Mong rằng các nhà làm chính sách và tổng thống Đỗ Năm Trăm cân nhắc điều này, để đưa nước Mĩ vĩ đại trở lại như bản thân ông mong muốn.

Quyền lực tổng thống và siêu quốc gia

Dù thế nào, chính sách hay đến đâu, để có thể thực hiện được các quyết định quan trọng, tổng thống cần phải có thực quyền, nhất là trong bối cảnh chia rẽ trong chính trường Mĩ hiện nay. Quyền lực trong thực tế có thể đến từ các khu vực khác, lợi dụng các đòn bẩy (leverage) khác, chẳng hạn quyền lực từ các tập đoàn truyền thông, từ người dân hoặc từ nước ngoài, để thay đổi cán cân quyền lực trong nội bộ nước Mĩ. Thông qua các đòn bẩy đó, về cơ bản là lấy lợi để thu hút, và lấy trừng phạt để ngăn chặn các thế lực ngăn cản quyền lực tổng thống.

Trong khi các quốc gia như Trung Quốc có thể sử dụng chủ nghĩa dân tộc, nước Mĩ có một lợi thế lớn hơn rất nhiều, đó là nơi hội tụ của giới tinh hoa (elite) toàn cầu. Nhìn tổng thế, giới tinh hoa này vượt trội hoàn toàn so với các quốc gia đối thủ, như Trung Quốc, nhưng họ lại không thể đối đầu với Trung Quốc. Người Việt Nam có câu chuyện ngụ ngôn rằng, một bó đũa (chopstic) hợp lại thì không thể bẻ được, nhưng nếu từng chiếc đũa đứng riêng lẻ có thể bị bẻ gãy dễ dàng. Giới tinh hoa quá rời rạc và không đoàn kết được, bởi vì đa phần họ là các cá nhân xuất sắc, thường tôn trọng các ràng buộc luật lệ văn minh, lại chỉ tập trung trong lĩnh vực chuyên môn của mình, cho nên họ dễ bị khuất phục bởi những người thua kém họ rất xa về tài năng. Ví dụ như Trung Quốc có khả năng bắt buộc các tập đoàn nước ngoài phải hoạt động theo mục đích của Đảng, bởi vì họ bẻ gãy từng chiếc đũa riêng lẻ một cách dễ dàng.

Trong khi quyền lực tổng thống bị giới hạn bởi lưỡng viện quốc hội, có những quyền lực cao hơn quốc gia. Ví dụ luật pháp quốc tế, UN, hoặc các công ty đa quốc gia. Trong khi quyền lực của tống thống bị giới hạn trong lãnh thổ nước Mĩ, trừ trường hợp chiến tranh ở lãnh thổ độc lập khác. Ngược lại giới tinh hoa thông qua các tập đoàn đa quốc gia có khả năng can thiệp toàn cầu chỉ bằng việc quyết định đầu tư hay không đầu tư ở đâu.

Nếu ngài tổng thống Đỗ Năm Trăm có chính sách tốt, đoàn kết được giới tinh hoa vì tầm nhìn nước Mĩ lâu dài, thì cho dù không cần chức vị tổng thống cũng có đủ khả năng thực hiện các sách lược toàn cầu. Ngay cả khi ngài tổng thống hết 4 năm nhiệm kì, thì chính sách tốt vẫn sẽ được giới tinh hoa duy trì, nếu nó mang lại lợi ích thực tế cho họ.

Như vậy ngay cả khi không có quyền lực tổng thống cũng là một điều tốt, bởi vì công việc làm nước Mĩ vĩ đại trở lại, nếu thành công sẽ trở thành lợi ích kinh tế rất lớn. Nhưng ở cương vị tổng thống, ngài Đỗ Năm Trăm chỉ có danh tiếng thành công mà thôi, trong khi những người khác nhét tiền đầy túi nhờ nỗ lực vất vả của ngài. Đứng ở góc độ một tỉ phú và doanh nhân thành công, đó là một sự thật rất đau lòng, khi người khác hưởng thành quả công sức vất vả của mình. Nếu phải đợi hết 8 năm nhiệm kì tổng thống, ngài Đỗ Năm Trăm quay trở lại sự nghiệp kinh doanh chỉ còn các lợi ích nhỏ, trong khi những miếng bánh lớn nhất nhờ vào công sức "make America great again" đã được ăn hết. Như vậy nên có người đứng ra giữ phần giùm ngài tổng thống, trong lúc ngài bận bịu với sự nghiệp điều hành quốc gia. Và nhờ thế, lợi ích cá nhân thu được từ sự nghiệp MAGA này sẽ lớn hơn bất kì lợi ích kinh tế nào mà các quốc gia đối thủ Chindia có thể đề nghị.

Điều này cũng cho thấy quyền lực tổng thống thực ra không cần thiết, nhất là trong một môi trường chính trị chia rẽ. Giới tinh hoa có thể tự đoàn kết và thực hiện các sách lược riêng mà không vi phạm luật pháp quốc gia. Người cộng sản có khẩu hiệu "vô sản thế giới đoàn kết lại", nhưng những người vô sản là những người kém cỏi trong xã hội, nếu "giới tinh hoa thế giới đoàn kết lại" thì sức mạnh tạo ra còn lớn hớn nhiều, có khả năng vượt qua được mọi rào cản quốc gia, tạo nên sức mạnh siêu quốc gia.

Có nhiều khái niệm siêu quốc gia (cao hơn quốc gia) như luật pháp quốc tế, United Nations, hay các tập đoàn siêu quốc gia... Trong thời đại ngày nay, nếu phải dựa vào các định chế quốc gia sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi hệ thống hành chính. Những đòn bẩy siêu quốc gia hoàn toàn có thể thay thế và mang lại quyền lực hay lợi nhuận rất lớn cho những người tham gia. Đó chỉ là một trong những ví dụ về quyền lực phi chính thống, mong ngài tổng thống Đỗ Năm Trăm và giới elite nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất cho nước Mĩ.

Sự vĩ đại chỉ có tính cách tương đối

Mặc dù nước Mĩ hiện nay có GDP cao hơn rất nhiều những năm 80s, 90s của thế kỉ trước, vậy tại sao lại phải make America great again? Điều đó chứng tỏ sự vĩ đại không đo bằng giá trị tuyệt đối của GDP, mà nằm trong sự so sánh tương đối với các quốc gia khác. Điều đó cũng cho thấy có hai hướng để làm một quốc gia vĩ đại, đó là phát triển kinh tế quốc gia hoặc ngăn cản các đối thủ tiềm năng phát triển, và những chính sách đúng đắn cần kết hợp cả hai yếu tố đó một cách hợp pháp.

Việc ngăn cả các đối thủ tiềm năng hoàn toàn có thể mang lại lợi ích thực tế. Giả sử tại một thời điểm tương lai GDP của Hoa Kì là 30 Trillion USD, trong khi GDP của China là 35 T USD, như vậy Trung Quốc hoàn toàn có khả năng áp đặt luật lệ toàn cầu, gây thiệt hại cho kinh tế Mĩ, khống chế tuyến đường hàng hải. Nếu GDP của Mĩ vẫn là 30T USD, trong khi GDP của China là 25T USD, thì điều đó sẽ không xảy ra, Hoa Kì vẫn có lợi thế thương mại. Nếu GDP của China chỉ là 20T USD thì Hoa Kì có thể áp đặt các biện pháp đơn phương để thu lợi về kinh tế. Nếu GDP của China là 15T USD, thậm chí có thể sử dụng vũ lực để mở cửa thị trường Trung Quốc, là một mối lợi rất lớn về kinh tế.

Tuy những con số trên chỉ là tình huống giả định, nhưng nó cho thấy sự so sánh tương đối quan trọng hơn giá trị tuyệt đối, thậm chí giúp tăng giá trị tuyệt đối. Và một chiến lược lâu dài đòi hỏi các bước ngăn chặn các đối thủ tiềm năng thu hẹp khoảng cách tương đối. Việc phát triển và bảo hộ thị trường nội địa như ngài Đỗ Năm Trăm đang làm, nên là ưu tiên số 1. Nhưng nếu như những công việc nào không thể đưa được về Mĩ, thì nên tìm cách giúp các đối thủ của đối thủ, enemy of enemy is friend. Ví dụ giúp đỡ India trở thành đối thủ kinh tế của China, sẽ làm giảm khả năng của cạnh tranh và phát triển của China so với Mĩ.

Bởi vì sự vĩ đại mang tính tương đối, Rome vĩ đại khi các khu vực xung quanh yếu kém hơn, điều đó mang lại cho Rome lợi thế cạnh tranh, mặc dù Rome không thể so sánh được với các quốc gia hiện đại. Hoa Kì ngày nay cũng có lợi thế so sánh so với các quốc gia mới nổi, và nên tìm cách duy trì lợi thế tương đối đó, hơn là tìm cách tăng trưởng giá trị tuyệt đối bằng mọi cách mà tạo điều kiện cho đối thủ phát triển.

Chiến lược bất đối xứng

Như đã nói, lợi thế tương đối quan trọng hơn giá trị tuyệt đối, và Hoa Kì có khả năng áp dụng các phương thức bất đối xứng. Bởi vì Trung Quốc muốn yên ổn, nên phải nằm ở thế bị động, chờ đợi tương lai, điều này khiến China không dám leo thang căng thẳng trong kinh tế hoặc quân sự. Trong khi đó Hoa Kì ở hiện tại có khả năng chủ động áp dụng các chiến thuật mang tính khiêu khích, bởi vì người thua thiệt nhiều hơn chính là các quốc gia mới nổi.

China khó có nhiều lựa chọn, bởi vì truyền thống China hiện đại có rất ít kinh nghiệm trong việc can thiệp chính trị, quân sự và ngoại giao toàn cầu. China chỉ đơn giản là chăm chỉ, cần cù với lao động giá rẻ, và tiết kiệm cao, ít mức độ sáng tạo cũng như táo bạo trong kinh tế cũng như chính sách ngoại giao và quân sự. Trong khi đó, đây lại là các lĩnh vực mà Hoa Kì có rất nhiều kinh nghiệm cả quá khứ và hiện tại.

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử dụng tất cả các lợi thế trong mọi lĩnh vực. Việc chỉ tập trung vào kinh tế chính là điều tốt nhất, nhưng nếu từ bỏ tất cả các lợi thế của mình một cách không cần thiết, tạo ra khoảng trống cho đối thủ là một sai lầm mang tính chiến lược. Bởi vì sự can thiệp ngoại giao hoặc quân sự có thể cản trở đối thủ phát triển, mặc dù không tăng giá trị kinh tế tuyệt đối, nhưng lại tăng giá trị trong so sánh tương đối, vốn là thứ quan trọng nhất.

Giảm chi phí quân sự

Quân đội Hoa Kì được thiết kế để chiến tranh với quốc gia ngang hàng (peer enemy), tuy nhiên cuộc chiến như vậy có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra, bởi vì vũ khí hạt nhân cũng như những ảnh hưởng tới kinh tế và chính trị. Trong khi đó các quốc gia đối thủ chọn các phương án bất đối xứng như sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe, tiết kiệm đáng kể chi phí quốc phòng. Một mặt, kinh phí quốc phòng chịu ảnh hưởng từ các tổ hợp công nghiệp có nhiều ảnh hưởng, nên khó có thể cắt giảm, sẽ dẫn đến những xung đột quyền lợi. Nhưng nếu như xét trên khía cạnh tổng thể của lợi ích quốc gia, thì việc thiết kế quốc phòng Hoa Kì rất không hiệu quả.

Một biểu hiện thực tế là ngài tổng thống Đỗ Năm Trăm muốn các quốc gia đồng minh chia sẻ kinh phí an ninh. Nếu giảm được chi phí quốc phòng thì nguồn tiền đó có thể sử dụng cho các mục đích khác thiết thực, như giáo dục, y tế, hoặc xây tường chống dân nhập cư và phát triển kinh tế. Điều đó chứng tỏ giảm chi phí quân sự là một nhu cầu có thật.

Người Mĩ có tư duy rất thực dụng, nếu không đánh bại được kẻ thù thì dùng tiền mua chuộc đôi lúc sẽ rẻ hơn rất nhiều. Đa số các đồng minh hầu như hoàn toàn dựa vào Mĩ và không có khả năng tự vệ, nhưng nếu Hoa Kì có thể tận dụng được các chính sách bất đối xứng thì vẫn có thể cắt giảm chi tiêu quân sự trong khi lại gia tăng được khả năng bảo vệ cho các đồng minh.

Sự bất đối xứng dựa vào khả năng bên nào sẽ thiệt hại nhiều hơn, thì sẽ ít leo thang hơn. Ví dụ như tranh chấp ở biển Đông hoặc biển Hoa Đông, rõ ràng với hoàn cảnh hiện tại, các quốc gia như Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu có chiến tranh, không phải bởi vì họ sợ thiệt hại quân sự, mà bởi giấc mơ đuổi kịp và vượt Mĩ sẽ tan thành mây khói. Cơ hội cả trăm năm chờ đợi của người Trung Quốc chắc chắn không thể dễ dàng để tuột mất như vậy. Đây chính là lợi thế bất đối xứng của người Mĩ, có thể dùng quân sự với chi phí thấp như một công cụ khiêu khích và ngăn cản đối thủ phát triển kinh tế.

Hoa Kì cần hiểu rõ đối thủ của mình. Trước đây khi Soviet là một siêu cường, mạnh về quân sự, nhưng có điểm yếu về kinh tế, thì các chính sách bao vây kinh tế có tác dụng. Nhưng hiện nay Trung Quốc lại hoàn toàn khác, đối ngược với Soviet. Trung Quốc yếu về quân sự nhưng lại mạnh về kinh tế, có khả năng tự sản xuất hầu hết các loại hàng hoá cho thị trường nội địa. Nếu như áp dụng các chính sách đối với Soviet trước đây sẽ không có tác dụng. Mỗi đối thủ cần phải có phương pháp tiếp cận thích hợp.

Con người của định mệnh

Việc ngài tổng thống Đỗ Năm Trăm thắng cử là một dấu ấn lịch sử, khi tiếng nói của số đông vượt qua các thủ đoạn truyền thông. Ngài tổng thống tưởng như thua cuộc nhưng đã vượt lên bất ngờ lúc bỏ phiếu, cho thấy rằng câu nói của người Việt Nam rất chính xác: đường dài mới biết ngựa hay. Như vậy những khó khăn trước mắt chắc chắn cũng sẽ được ngài tổng thống vượt qua nếu có các chính sách thích hợp.

Với các đối thủ thụ động, rất cần một tổng thống năng động bất ngờ, xuất thân từ doanh nhân, hiểu rõ tâm lý và đàm phán. Khó có ai dự đoán được ngài tổng thống, bởi đó là một chiến lược tài tình, ẩn dấu những tính toán bí mật đằng sau vẻ bất cần. Không ai có thể hợp với vị trí đó hơn ngài Đỗ Năm Trăm vào lúc này, nói theo dân Việt Nam tức là: lấy động chế tĩnh. Những ai quen với các lề lối chính trị cũ không thể nào là bắt kịp. Các đối thủ của ngài hãy xem chừng những chính sách thực tế nằm trong bí mật và vẻ thể hiện bề ngoài hoàn toàn không ăn khớp, ngài tổng thống Đỗ Năm Trăm chính là định mệnh của quý vị đó.

Dòng họ Đỗ, trong tiếng Việt có nghĩa là high achievement, có được vinh dự như ngày hôm nay, tất cả là nhờ vào ngài tổng thống.

Cuối cùng, mặc dù tôi biết rằng, while there is no God, I hope that God blesses America and your personal assets, Mr Đỗ Năm Trăm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét