Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và phát triển nhất trong phần lớn lịch sử nhân loại. Xuất phát điểm từ cùng thời với văn minh Hi Lap - La Mã cổ đại, văn minh Trung Hoa đã trở thành một trụ cột của của tiến trình lịch sử. Tuy nhiên từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, Trung Hoa đã dần đánh mất đi vị thế dẫn đầu thế giới, là ưu thế mà hiện nay người Mĩ đang tận hưởng, như trong quá khứ, người Trung Hoa đã từng có.
Sau cách mạng công nghiệp thì văn minh phương Tây đã chiếm ưu thế vượt trội. Người Trung Hoa, từng một thời tự coi mình là trung tâm văn hóa thế giới, đã phải tự coi thường mình, cúi đầu trước người da trắng. Nền quân chủ chuyên chế có ưu thế tập trung quyền lực, nếu may mắn có được nhà lãnh đạo anh minh như các lãnh đạo hiện nay, thì hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt qua các nước phương Tây, hoặc như Minh Trị Nhật Bản là một ví dụ, với một đất nước và nền văn hóa lạc hậu, nhưng Nhật Bản đã trở thành một đế quốc đáng kể trong thế chiến thứ hai. Tuy vậy, dù trên đỉnh cao của sức mạnh đế quốc, tư tưởng và văn minh Nhật chưa bao giờ đạt đến mức độ của nền văn minh phương Tây hoặc là nền văn minh Trung Hoa.
Trường hợp của Nhật Bản chỉ là một đế quốc mới nổi dựa trên sức mạng công nghiệp thô sơ, cho nên khi phải đối đầu với các đế quốc có chiều sâu như Mĩ hay Liên Xô, thì quân đội Nhật Bản đã thất bại thảm hại. Đó là định mệnh của một quốc gia không có nền văn minh, họ không có cách nào có thể chống lại số phận đó, đế quốc Nhật Bản ngoại trừ sức mạnh công nghiệp thì không có một cái gì khác, sức mạnh của đế quốc Nhật chỉ có thể đe dọa các quốc gia chưa có kĩ thuật công nghiệp, trong khi đế quốc Mĩ hoặc Soviet là các đế quốc có một nền văn minh được hỗ trợ bằng tư tưởng tự do hoặc tư tưởng cộng sản, đều là những hệ tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại.
Sự thất bại của Nhật Bản cho thấy sức mạnh của một nền văn minh, không thể so sánh bằng tiền bạc, quân đội, mà đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Sự tụt hậu của Trung Hoa trong thế kỉ 19, từ một nền văn minh lớn nhất thế giới, có nguồn gốc sánh ngang với văn minh Hi Lạp - La Mã, đã khiến người dân đã phải chịu cúi đầu trước người da trắng. Bởi vì lịch sử luôn tiến lên, khi một quốc gia đi sai qui luật phát triển, nó sẽ không có đủ sức mạnh để tự vệ về văn hóa, khoa học, kĩ thuật, thương mại hay quân sự. Nhưng chính điều đó cũng cho thấy, mặc dù thua kém về mọi phương diện trước phương Tây, văn minh Trung Hoa vẫn có đủ sức mạnh nội lực để tự vươn lên trở thành một siêu cường quốc trong thế kỉ 21. Nếu không phải là một nền văn minh lớn, Trung Quốc không thể làm được điều này.
Sự chuyên chế cũng góp phần lợi ích rất lớn, khi đã xác định được đúng mục đích chính trị, thì xã hội chuyên chế có sức mạnh vượt trội so với xã hội tự do. Đó là khi Liên bang Soviet, từ một nước lạc hậu trở thành một nước công nghiệp đối thủ của phương Tây, khiến cho người Trung Quốc cũng phải học theo. Đó là khi Mao Trạch Đông cải cách và xóa bỏ hoàn toàn các phong tục tập quán lạc mê tín hậu lâu đời của Trung Quốc, đưa xã hội trở lại với con đường phát triển của nhân loại. Chỉ đáng tiếc là mặc dù rất coi trọng truyền thống, Mao chủ tịch vẫn không đủ khả năng để đưa văn minh Trung Hoa trở lại với vị trí số một vốn có.
Người Trung Hoa có khả năng dẫn đầu hay không? Hãy nhìn lại lịch sử là rõ, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng dẫn đầu hay lãnh đạo thế giới. Người Trung Hoa có gì thua kém người Hi Lạp, người La Mã trong lịch sử? Hay người Mĩ, người Anh, người Đức, hay là người Nhật Bản, Do Thái...? Vậy mà ngày nay các chư hầu xưa (các quốc gia lệ thuộc vào văn minh Trung Hoa) như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... đều ngả theo văn minh phương Tây, thì đó cũng chính là một phần trách nhiệm của chính những nhà lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.
Sức mạnh của quốc gia, không chỉ là kinh tế, khoa học kĩ thuật hay quân sự, mà còn là tư tưởng, văn hóa, và tổng hợp của tất cả các yếu tố, đó là nền văn minh. Khi một nền văn minh được thừa nhận, thì người ta sẵn sàng đi theo, như trường hợp Việt Nam trước đây, nhiều lần hướng về Trung Quốc cầu viện để chống lại sự xâm nhập văn hóa thực dân phương Tây. Như vậy những yếu tố như tư tưởng, chữ viết, ngôn ngữ, văn hóa quan trọng không hề kém các yếu tố khoa học kĩ thuật hay thương mại, quân sự.
Văn minh phương Tây
Một tác giả Nhật đã từng viết "sự tận cùng của lịch sử" (end of history - Fukuyama) trong đó ca ngợi nền văn minh dân chủ pháp trị phương Tây là mô hình hoàn thiện cuối cùng của loài người, là sự thống trị tuyệt đối của văn minh phương Tây đối với thế giới. Quả là hài hước với tầm nhìn của tác giả, có lẽ ông quen sống ở trên mây cùng với Thiên Chúa Cơ Đốc chăng, mà có cái nhìn ngây thơ như vậy?
Nền văn minh phương Tây có những hạn chế chết người của nó. Rõ ràng nhất là hiện nay, chúng ta có thể thấy, xã hội tự do bị chi phối bởi truyền thông và tài chính, cho nên người Do Thái, từ những người lang bạt, đã chỉ huy những quốc gia mạnh nhất thế giới như là Hoa Kì mà đến tổng thống của họ cũng phải e sợ. Không thể phủ nhận tài năng của người Do Thái, nhưng đó không phải là thứ tài năng đáng ngưỡng mộ, trị quốc an dân như các nhà tư tưởng Trung Hoa, mà đó là thứ tài năng lừa đảo, cướp giật, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình sẵn sàng bán rẻ mạng sống của hàng triệu người cho các cuộc chiến tranh vô nghĩa. Như vậy mà nói, nếu so với tầm nhìn tư tưởng truyền thống của người Trung Hoa thì họ còn kém xa. Chúng ta có thể học hỏi các mánh khóe của họ, nhưng quyết không bao giờ có thể tự hạ thấp mình trước những con người như vậy.
Hoặc điểm yếu nữa của nền văn minh dân chủ phương Tây, đó là ý chí của quốc gia rất thấp. Thực sự là vậy, khi mà Trung Quốc suy yếu, Hoa Kì có ưu thế vượt trội mà họ không thể kết thúc chiến tranh Việt Nam, một đất nước bé nhỏ hơn họ rất nhiều. Hoa Kì giống như một con voi, một con ngựa lớn, có sức mạnh cơ bắp, nhưng lại không thắng nổi ý chí của con người bé nhỏ. Đó chính là điểm yếu của họ. Tạo hóa thật khéo đùa con người, biết bao nhiêu quân vương, lãnh đạo trong lịch sử muốn chinh phạt ra bên ngoài, nhưng tạo hóa lại đặt cái sức mạnh đó vào một quốc gia hoàn toàn không có ý chí. Cho nên nếu thực sự hiểu người Mĩ thì đối phó với họ cũng không phải là quá khó khăn.
Một quốc gia như vậy, với bao nhiêu chuyện nội bộ không thể giải quyết được, mà lại tự hào là đỉnh cao văn minh nhân loại, đi áp đặt cho các quốc gia khác, thì người Trung Quốc chúng ta có nên sợ họ hay không? Có cái gì để người Trung Hoa chúng ta không tự tin khi trở lại vị trí số một thế giới? Ai sẽ dám cản đường chúng ta?
Chính Trung Quốc, trước sức ép của chủ nghĩa tư bản phương Tây, vẫn đứng vững như một tượng đài hiên ngang cho các giá trị của nhân loại. Không chịu khuất phục trước sức mạnh của vũ lực và đồng tiền, Trung Quốc đã cho cả thế giới thấy rằng, có con đường khác với, con đường trở lại của nền văn minh dẫn đầu thế giới.
Một sứ mệnh cao cả
Sự trở lại của Trung Hoa, không những là trách nhiệm đối với chính bản thân, mà còn là trách nhiệm đối với thế giới. Để định hướng lại các giá trị cho nhân loại trong đêm tối mịt mờ của sợ hãi, chiến tranh, hận thù, nghèo đói. Người Trung Hoa chúng ta cần phải dũng cảm nhận lấy sứ mạng cao cả và vinh quang này, để các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể phục hưng lại giấc mông Trung Hoa vĩ đại, dẫn đầu thế giới. Đó không những là thử thách, mà còn là quyền lợi, là lợi ích sống còn của người Trung Hoa.
Các dân tộc khác có thể chấp nhận các con đường khác thấp kém hơn, như là nhận sự bảo trợ hay làm chư hầu cho các đế quốc, nhưng đối với người Trung Hoa, với truyền thống lịch sử đáng tự hào của chúng ta, chỉ có một con đường duy nhất là lấy lại vị trí độc tôn trên thế giới, để khôi phục lại các lãnh thổ đã mất và bành trướng ra các lãnh thổ mới. Người Trung Hoa làm như vậy không phải vì tham lam đi bóc lột tận xương tủy như các nước thực dân khi xưa, như đế quốc Nhật Bản đã từng làm. Thời kì tệ hại đó đã vĩnh viễn qua rồi và sẽ không trở lại nữa. Người Trung Hoa cần bành trướng văn minh ra thế giới, để khai hóa cho các dân tộc lạc hậu hơn, để các nước chư hầu của chúng ta có thể trở về với ánh sáng.
Làm được điều đó không phải dễ, để dẫn dắt các dân tộc anh em đến đại đồng, phá bỏ rào cản biên giới quốc gia, chung sống hài hòa dưới một mái nhà chung. Tuy hiện tại Trung Quốc đã có rất nhiều dân tộc khác nhau chung sống, do quá khứ để lại từ các cuộc chiến tranh và chinh phạt, nhưng các dân tộc bên ngoài chưa chắc đã chịu chấp nhận văn minh Trung Hoa. Bài học về các cuộc đấu tranh độc lập và giải phóng dân tộc trên khắp thế giới vẫn còn hiện diện, nếu không khéo léo thì khó có thể thống nhất. Tuy nhiên đại thế trong thiên hạ, tan lâu rồi lại hợp, cũng là lẽ thường tình. Như bài học EU, các quốc gia đánh nhau thừa sống thiếu chết lại thành lập một siêu quốc gia, một mái nhà chung, chính là xu thế của thế giới mới, mà người Trung Hoa cần phải nắm lấy cơ hội, để giấc mộng Trung Hoa sẽ được tỏa sáng khắp toàn cầu.
Vì kế một năm trồng lúa
Để dẫn đầu thế giới, Trung Hoa phải lấy văn minh chính mình làm điểm tựa. Văn minh có sức mạnh lớn hơn tiền bạc và các đạo quân viễn chinh. Trung Hoa có văn minh hơn thế giới, thì mới đi khai hóa được, còn ngược lại, e khó mà làm nổi. Vì vậy, trước hết, Trung Hoa cần phải xác định văn minh của mình là gì, và tự hoàn thiện mình, thì đó là khởi đầu của mối lợi lâu dài không gì sánh kịp.
Quản Trọng, một nhà chính trị nổi tiếng thời xưa nói, vì kế một năm thì trồng lúa, vì kế mười năm thì trồng cây, vì kế trọn đời thì trồng người. Người xưa đã có tầm nhìn sâu sắc, thấy được các mối lợi khác nhau như vậy. Còn có một câu chuyện khác, thường được gán cho Lã Bất Vi, hỏi rằng, buôn lúa gạo lãi bao nhiêu; đáp - lãi gấp mười; lại hỏi - buôn vàng ngọc lãi bao nhiêu, đáp - lãi gấp trăm; vậy buôn gì lãi nhất? Câu trả lời - buôn vua lãi nhất. Buôn bán vàng ngọc hoặc các loại hàng hóa dù lãi gấp trăm gấp ngàn cũng không bằng bằng buôn vua, tức là đầu tư quyền lực chính trị, thì lãi cả vạn cả triệu lần không sao mà kể hết được. Người xưa với cái nhìn của thời phong kiến lạc hậu, họ đã tổng kết ra như vậy, cũng không phải không có lý. Nhưng dù sao đi nữa, đó cũng chỉ là cái nhìn vị kỉ, chỉ biết mưu cầu quyền lực và lợi ích cho bản thân, dù làm vua làm quan cũng không ngoài mục đích ấy.
Phải trải qua đủ thời gian, con người mới có thể nhận ra sức sống của thời gian. Với tầm nhìn ngày nay, chúng ta có thể thêm vào câu nói của Quản Trọng rằng, vì kế một năm thì trồng lúa, mười năm thì trồng cây, vì kế trọn đời thì trồng người, nhưng vì sự nghiệp ngàn năm hay lâu hơn nữa thì cần đầu tư và phát triển vào nền văn minh. Buôn vua có thể lãi cả vạn lần, nhưng đó là lợi ích nhất thời cho một vài cá nhân đơn lẻ, còn khai sáng nền văn minh, dù cát bụi thời gian hay chiến tranh khói lửa cũng không thể che mờ giá trị cho muôn đời, cho dù Lã Bất Vi cũng không sao tính hết được. Bằng chứng là các triều đại, Hoàng đế, dù quang vinh đến đâu, cũng chỉ tồn tại vài trăm năm rồi cũng có lúc suy tàn, nhưng sức sống của nền văn minh Trung Quốc luôn tồn tại và phát triển trong cả những hoàn cảnh khó khăn nhất, đủ khả năng chinh phục kẻ thù hung bạo như dân tộc Mông Cổ hay Mãn Thanh.
Người thầy - sự nghiệp khai sáng vĩ đại
Người Trung Hoa từ xưa đã là một dân tộc văn minh, coi trọng lễ nghĩa. Đối với người Trung Hoa, công ơn sinh thành của cha mẹ cũng không bằng công sức giáo dục của người thầy. Bởi vì cha mẹ dù có sinh con ra, nhưng mới chỉ là một sinh vật sống, chưa đủ trí tuệ làm người, đứa trẻ đó chẳng có ích lợi gì cho bản thân và xã hội. Nhờ ơn người thầy, dạy cho con người biết lễ nghĩa, hiểu về cuộc sống, biết nghề nghiệp, mới trở thành một con người có ích. Con người, thành đạt hay thất bại, sướng hay khổ, phần nhiều là ở sự giáo dục, là ở công ơn của người thầy giáo. Chính vì vậy, Khổng Tử, hình tượng một người thầy giáo lại luôn được coi trọng trong văn hóa Trung Hoa, vượt lên cả các vua chúa tướng lĩnh, là trở thành biểu tượng, người đại diện của văn minh Trung Quốc.
Đối với xã hội và quốc gia cũng vậy, cần phải được tạo lập và rèn luyện, phát triển. Công sức của các lãnh đạo thế hệ đầu tiên, như Mao chủ tịch, Đặng Tiểu Bình, là những thế hệ thành lập Đảng và kiến tạo quốc gia, đối với các thế hệ lãnh đạo Đảng mãi mãi về sau không ai vượt qua và thay thế sự nghiệp đó, những người cha khai sinh ra đất nước trong nhiều khó khăn thiếu thốn. Mặt khác, những thế hệ lãnh đạo về sau, nếu có thể hoàn thiện nền văn minh Trung Hoa, lấy lại vị trí thống trị vốn có, truyền bá văn minh Hoa Hạ để cho muôn người được hưởng thái bình thịnh trị, cũng giống như người thầy giáo vĩ đại, nối tiếp công sức sinh thành để khai sáng cả một dân tộc, thì so với sự nghiệp kiến tạo nên quốc gia không hề thua kém.
Lịch sử không cho phép một thế hệ lãnh đạo có thể đảm nhận cả hai vai trò người cha và người thầy của đất nước, bởi vì mỗi một công cuộc vĩ đại đó đều là một sự nghiệp rất lớn, phải hi sinh cả đời người mới có thể làm được. Không ai chọn được lịch sử, chỉ có lịch sử chọn con người, các thế hệ đi sau có muốn cũng không thể quay lại thời gian để thành lập quốc gia. Tuy nhiên, sự nghiệp của người thầy, khai sáng văn minh, xây dựng nền văn hóa của cả một dân tộc là một sự nghiệp còn khó khăn và vĩ đại hơn, chính là sứ mệnh lịch sử đang chờ đợi Trung Quốc giải quyết. Kiến tạo nền văn minh có giá trị hơn mọi thành tích kinh tế, quân sự, chính trị... nên những ai giải quyết được nhiệm vụ này, chính là sự lựa chọn của lịch sử để ghi dấu ấn vào trong lòng dân tộc, và thế giới, như là những thế hệ vượt lên trên hàng năm trước, và hàng vạn năm sau không ai sánh bằng.
Khổng Tử chính là một người thầy của muôn đời như vậy. Tuy nhiên hoàn cảnh và tư tưởng của ông vẫn còn những hạn chế lịch sử, mà đối với các vấn đề quốc gia và quốc tế ngày nay đều có những thách thức riêng. Cho nên việc đưa nền văn minh và tư tưởng Trung Hoa quay trở lại vị trí dẫn đầu thế giới cũng có vị trí tương đương với ông, thậm chí công lao còn lớn hơn, trở thành người thầy của dân tộc mãi mãi về sau, khó có ai hơn. Một quốc gia, một triều đại, dù là một nền kinh tế số một thế giới, cũng chỉ có giá trị trăm năm, còn giá trị của nền văn minh, tư tưởng là muôn đời. Đó là một sự nghiệp cao cả mà Trung Quốc hoàn toàn có đủ cơ sở lịch sử cũng như khả năng trong hiện tại để đạt đến, tức là lấy lại vị trí dẫn đầu trong nền văn minh thế giới.
Bành trướng văn minh
Một nền văn minh không những có giá trị tự thân, mà còn có khả năng hấp dẫn con người, thu phục nhân tâm. Chẳng hạn người dân nhiều nước thường hướng về văn hóa Mĩ, ca ngợi lối sống Mĩ, tự do kiểu Mĩ, mà không biết rằng lối sống đó dựa trên sự bóc lột người dân quốc gia khác. Hoặc là người Hoa dù ở Đại Lục hay sống rải rác khắp nơi trên thế giới, nhưng đều hướng về nền văn minh dân tộc, như vậy nêu cao ngọn cờ văn minh Trung Hoa có thể đoàn kết những con người khác biệt về xu hướng tôn giáo, chính trị, quốc tịch, chẳng hạn như người Hoa nhiều thế hệ ở nước ngoài.
Một nền văn minh bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp: văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị, quân sự... Việc phát triển một nền văn minh thống trị thế giới thì ngoài các yếu tố thông thường của các nền văn minh, còn đòi hỏi yếu tổ trải rộng và lan truyền ra thế giới. Việc lan truyền ra thế giới bao gồm hai khía cạnh, lan truyền vững chắc, nghĩa là lan truyền lên các lãnh thổ thu hồi hoặc mở rộng rồi sáp nhập vào biên giới chung. Thứ hai là lan truyền mềm, nghĩa là lan truyền sang các lãnh thổ không nằm trong quyền kiểm soát, ra các đất nước ở xa hơn để gây ảnh hưởng.
Bên trong thì xã hội hài hòa, ổn định, người dân sống đầy đủ, lương thiện, quan chức trong sạch, tài giỏi, bên ngoài thì tùy theo thời cơ áp dụng sức mạnh quân sự, chính trị, ngoại giao để bành trướng nền văn minh Trung Hoa, đó là cái phúc của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Để đạt được điều đó, mỗi khía cạnh như văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự đều cần phục vụ cho mục đích chung, là sự thống trị của nền văn minh Trung Hoa.
Tuy đó là một trách nhiệm khó khăn nhưng rất vinh quang mà các lãnh đạo Trung Hoa của chúng ta cần phải nhận lấy. Khi xưa chủ tịch Mao dựng nước, cũng có lúc nguy hiểm phải rút lui hàng ngàn cây số, nhưng chủ tịch vẫn không lùi bước, vì tương lai của dân tộc nên mới có cơ đồ hiện tại. Ngày nay, nếu chúng ta một lòng gắng sức cho mục tiêu chung của quốc gia, thì dù những khó khăn nguy hiểm nào cũng có thể vượt qua, bởi vì dù thế nào, những khó khăn hiện nay không bằng một phần nhỏ những gì mà thế hệ những người cha khai sinh ra đất nước đã từng phải trải qua.
Chữ viết
Chữ viết là một biểu tượng của nền văn minh, sự nghiệp khai sáng văn minh phải lấy điều này làm trụ cột căn bản. Chữ viết hiện nay của Trung Quốc có lịch sử hàng ngàn năm, là đặc trưng đáng tự hào và cần phải lưu giữ. Tuy nhiên chữ Trung Quốc hiện nay quá phức tạp, khó học, khó nhớ, mặc dù đã được đơn giản hóa nhiều lần. Chính vì đặc điểm này mà có những quốc gia sử dụng chữ Hán, nhưng sau đó lại bỏ theo chữ latin, như Việt Nam là một ví dụ. Nếu Trung Quốc chỉ muốn làm một nền văn minh hạng hai, chỉ cần giữ lấy mình, thì điều đó không có gì đáng nói, chỉ là đáng tiếc cho một quá khứ huy hoàng mà thôi. Tuy nhiên nếu Trung Quốc muốn trở thành một nền văn minh thống trị toàn cầu, thì cần phải coi văn hóa như một mặt trận quan trọng bậc nhất cần chiếm lĩnh.
Về mặt khoa học mà nói, thì chữ ghi âm là một bước tiến của nhân loại, chữ Trung Quốc hiện nay không thể ghi âm, mà vẫn phải dùng kí tự latin để ghi tiếng mẹ đẻ. Đó là một điều đáng tiếc, chữ viết Trung Quốc, văn minh Trung Quốc hàng ngàn năm, tại sao lại phải phụ thuộc vào chữ latin? Như vậy cải cách tốt nhất là nên dùng chính kí tự Trung Quốc để ghi âm, vừa giữ lại được chữ tượng hình, vừa ghi được âm của các quốc gia khác nhau một cách chính xác, đó là một bước tiến lớn. Các triều đại vua chúa phong kiến đều có thể cải cách, thống nhất chữ viết, đến như khi Trung Quốc hiện đại vừa được thành lập, còn muôn vàn khó khăn, cũng dám cải cách, thì điều đó không có gì đáng sợ cả.
Sự ghi âm bằng kí tự dựa trên khoa học đã được nghiên cứu rất kĩ, nên không có nhiều khó khăn, ví dụ như bảng chữ cái IPA dựa trên kí tự latin. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp khoa học này, nhưng thay vì sử dụng kí tự latin, sẽ xử dụng lại chính chữ Trung Quốc để ghi âm. Việc này khiến chữ viết Trung Quốc tiến lên một tầm mới, vừa sử dụng chũ viết hàng ngàn năm lịch sử, vừa mở rộng khả năng của chữ viết, là một việc trong hàng ngàn năm chưa có, xứng đáng là một công trình văn hóa lưu truyền ngàn đời.
Chữ ghi âm cũng nên tuân theo các nguyên tắc ghép vần khoa học, và ghi hoàn toàn trong một ô chữ vuông, bởi đó là biểu tượng của nền văn hóa Trung Quốc. Không nên bắt chước phương Tây, tuy dùng chữ ghi âm nhưng viết dàn trải theo hàng ngang, sẽ làm mất đi bản sắc của dân tộc. Song song với đó vẫn giữ lại chữ hiện tại, như vậy hoàn toàn sẽ không gặp bất kì một khó khăn nào, không cần phải có thay đổi lớn. Đối với những chữ ghi âm, để phân biệt có thể thêm vào các kí hiệu đặc biệt để phân biệt. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn sự dựa dẫm vào văn minh phương Tây, khiến nền văn minh Trung Quốc có thể tự đứng trên đôi chân chính bản thân mình.
Việc ghép vần ghi âm làm cho chữ viết đơn giản đi rất nhiều, chỉ cần một số chữ cái nhất định, ghép lại theo quy luật, có thể ghi lại phần lớn ngôn ngữ nói. Nó có thể ghi được các âm địa phương, các ngôn ngữ nước ngoài, cũng cho phép xã hội tự tạo ra các từ mới một cách thuận tiện. Việc học các chữ cái và quy luật ghép vần cũng đơn giản, giúp người nước ngoài học tiếng Trung Quốc, và truyền bá văn minh Trung Quốc dễ dàng hơn. Đối với người Trung Quốc, một chữ có thể dùng hai cách viết, dùng chữ giản thể hoặc ghi âm bằng chính chữ Hán thay cho chữ latin.
Lịch sử đã cho thấy, chữ ghi âm có lợi thế đặc biệt, và có sức lan tỏa rất rộng rãi. Chẳng hạn Việt Nam vốn là lãnh thổ thuộc về chúng ta trong lịch sử, cũng sử dụng chữ Hán trong cả ngàn năm, nhưng vẫn không ghi chép được ngôn ngữ địa phương. Chính vì vậy khi người châu Âu vào đem theo chữ latin thì người Việt đã bỏ chữ Hán mà chạy theo văn minh phương Tây, làm mất đi một chư hầu quan trọng của chúng ta. Nếu như chữ Hán có thể ghi âm, thì không khó để đem văn minh Trung Quốc quay trở lại Việt Nam. Bởi vì chỉ với một số thay đổi nhỏ mà chữ latin có thể ghi nhiều ngôn ngữ, từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Trung... thì chữ Hán ghi âm cũng hoàn toàn có thể áp dụng với bất kì ngôn ngữ nào, mở rộng vùng ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, lấy lại các chư hầu đã mất.
Người Việt vốn ghét người Thiên Chúa giáo, nên chữ "quốc ngữ" hiện tại vì bất đắc dĩ mà phải dùng. Nếu xóa bỏ được chữ của người Thiên Chúa giáo truyền vào thì người Việt Nam sẽ dễ dàng chấp nhận, chỉ cần Đảng và nhân dân Trung Quốc nhất trí thì không có khó khăn nào không thể làm được. Còn nếu sử dụng chữ Hán hiện tại thì không có cách nào để phổ biến văn minh tại Việt Nam, như lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh, vì chữ Hán không thể ghi được ngôn ngữ địa phương.
Việc nghiên cứu và sử dụng chữ Hán ghi âm cũng có thể được sử dụng như một công cụ chính trị. Chẳng hạn có thể liên kết, đoàn kết các cộng đồng người Hoa tại các lãnh thổ khác nhau vì một mục đích chung, như người Hoa tại Đài Loan, Singapore, Mĩ, EU, Việt Nam... Bởi vì đây là một công việc chung, đại sự cho dân tộc, nên khuyến khích để mọi người cùng tham gia vào.
Bản sắc Trung Hoa
Việc cải cách chữ viết trên tạo một cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu các vấn đề khác của nền văn minh. Một vấn đề nào đó thường có hai phần, một phần thuộc về bản chất khoa học, vốn thuộc về quy luật tự nhiên, một phần còn lại thuộc về biểu tượng. Ví dụ như cách thức ghi âm là một khoa học, một quan hệ nhân quả, còn dùng kí hiệu nào để ghi âm, kí hiệu latin, Hàn Quốc, Trung Quốc... đó là biểu tượng. Trong quá trình phát triển nền văn minh, bắt buộc phải có sự trao đổi và học hỏi từ bên ngoài, nhưng Trung Hoa chúng ta nên đi theo một nguyên tắc, cái gì thuộc về bản chất khoa học tự nhiên, là tốt hơn, không thể thay thế được, thì chúng ta tiếp nhận. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thì dùng các biểu tượng mang màu sắc Trung Quốc.
Nếu chúng ta không tiếp nhận các giá trị bên ngoài, thì chúng ta sẽ tụt hậu, như lịch sử đã chứng minh. Ngược lại, nếu chúng ta cứ mang nguyên những giá trị bên ngoài vào, thì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho người nước ngoài, và bị người ta coi thường. Nguyên tắc này đảm bảo nền văn minh Trung Hoa vừa hiện đại, dẫn đầu thế giới, vừa độc đáo không thể trộn lẫn với bất kì ai, đáng để mọi người ngưỡng mộ. Chúng ta có thể xét một ví dụ, đó là hệ thống đo lường của Mĩ. Việc đo lường chiều dài, cân nặng, đó là các công việc khoa học, đo làm sao cho chính xác với các máy móc hiện đại, tuy nhiên, về mặt biểu tượng thì họ vẫn sử dụng các đơn vị mang màu sắc Hoa Kì, ví dụ như foot, nghĩa là độ dài bàn chân, hoặc các đơn vị đặc trưng của họ như pound, mile... mà người Mĩ không chịu thay đổi theo hệ thống quốc tế (SI). Việc này có hệ quả là sự khó khăn khi tính toán, bởi vì đơn vị (unit) khác nhau. Nếu như các đơn vị quy đổi bằng nhau, thì việc gọi tên khác nhau chẳng ảnh hưởng gì cả.
Như vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc trên, biến đổi tất cả sang màu sắc Trung Hoa, ví dụ 1m gọi là 1 thước, 1 kg gọi là 1 cân, thì trên nguyên tắc không có gì thay đổi, nhưng tất cả đều là của người Trung Hoa, không dựa vào bên ngoài. Chúng ta có thể thay đổi những thứ mang tính biểu tượng như là bàn phím máy tính, bởi vì bàn phím máy tính là một vật biểu tượng của công nghệ hiện đại, chẳng hạn người Pháp họ có bàn phím riêng, vậy người Trung Quốc có thể sử dụng bàn phím máy tính với các phím được sắp xếp tối ưu cho ngôn ngữ chữ Hán ghi âm. Không những vậy, tất cả những gì có thể áp dụng bản sắc Trung Hoa mà không ảnh hưởng đến hoạt động vốn có của nó, hoặc ảnh hưởng nhỏ, thì chúng ta nên áp dụng, ví dụ như kiến trúc, văn hóa, giải trí, âm nhạc, điện ảnh, thể thao... Đó là một đại sự văn hóa khổng lồ lưu lại ngàn đời cho hậu thế.
Những hoạt động này có hai tác dụng. Ngoài tác dụng mang tính biểu tượng, dựng lại ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa, nó còn khiến người Trung Hoa phải nghiên cứu lại tường tận nguồn gốc tất cả các vấn đề. Ví dụ như cách ghi âm, cách sắp xếp bàn phím tại sao lại như vậy, tất cả những điều đó sẽ khiến khoa học và hiểu biết của người Trung Hoa trở nên có căn bản, có thể tự lực đặt ra các ngành nghiên cứu hoặc khám phá mới. Điều này sẽ giúp nền văn minh Trung Hoa vượt lên so với các nền văn minh khác, bởi các nền văn minh khác thường dựa dẫm lẫn nhau.
Tác dụng biểu tượng còn có ý nghĩa chính trị. Bởi đa số con người bị ảnh hưởng bởi biểu tượng và hình ảnh, do đó nó có khả năng đoàn kết dân chúng, tạo dựng và tăng cường sự tin tưởng vào lãnh đạo, củng cố quyền lực cho các quyết định quan trọng. Đối với hoạt động lãnh đạo, ra lệnh khiến người khác phục tùng không bằng để người ta tin tưởng noi theo, vì trong trường hợp sau, người thừa hành sẽ sử dụng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Đối với nền văn minh quốc gia, thì cần phải làm sao dân giàu nước mạnh, xã hội hài hòa, khá giả, quan chức không tham nhũng, mọi người dân sống lương thiện không phạm pháp, cạnh tranh lành mạnh, đó mới là mục đích thật sự của nền văn minh. Việc đề cao bản sắc Trung Hoa kích thích tinh thần yêu nước, giúp người dân sống tích cực hơn, chủ động tham gia vào các công việc quốc gia. Khi người dân sống tích cực hơn, thì mọi hoạt động của xã hội sẽ đều phát triển tốt đẹp. Cho nên tuy công việc mang tính biểu tượng nhưng lại mang đến những lợi ích rất thiết thực.
Nền văn minh quân sự
Ngoài các yếu tố văn minh dân sự, thì một phần quan trọng của quốc gia là hoạt động quân sự. Các thế hệ lãnh đạo khai sinh ra Trung Quốc hiện đại đều là những người từng trải trận mạc, những lãnh tụ quân sự xuất sắc, như chủ tịch Đặng Tiểu Bình quả thật là sự nghiệp văn võ song toàn. Một nền văn minh phát triển không thể thiếu yếu tố quân sự. Trong lịch sử, khi các quốc gia trọng văn chương, bỏ rơi võ lực, thì quốc gia suy yếu bị ngoại bang lấn chiếm. Đối với xã hội hiện đại thì tiềm lực quân sự xuất phát từ nền kinh tế, nên khi xã hội phát triển thì tiềm lực quân sự chắc chắn sẽ phát triển theo.
Tuy vậy Trung Quốc hiện đại vẫn chưa phải là một quốc gia trọng võ lực, bởi vì bằng chứng là Trung Quốc thường nhường nhịn và ít khi can thiệp ra bên ngoài, so với các quốc gia phương Tây có tiềm lực yếu hơn. Điều này xuất phát từ quan niệm ẩn thân chờ thời của chủ tịch Đặng Tiểu Bình, nhưng một phần nữa, nó xuất phát từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, khiến xã hội trọng văn hơn võ so với thời kì cách mạng.
Trước đây, khi còn khó khăn, chủ tịch Mao sẵn sàng can thiệp quân sự vào Triều Tiên và giành thắng lợi vẻ vang trước đế quốc Mĩ và liên quân. Tuy nhiên một chiến dịch như vậy khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Điều đó cho thấy khả năng sử dụng quân đội như một công cụ hữu ích không chỉ phụ thuộc vào trình độ công nghệ, kinh tế, mà còn phụ thuộc vào văn hóa quân sự. Một ví dụ là Mĩ và liên quân thường xuyên can thiệp quân sự ở ngoài lãnh thổ để phục vụ lợi ích quốc gia, rõ ràng văn hóa quân sự của họ đáng để cho Trung Hoa chúng ta học tập.
Những yếu tố cản trở việc sử dụng quân đội có thể bao gồm các yếu tố hoàn cảnh, như ngoại giao, thương mại, chính trị, nhưng cũng bao gồm các yếu tố nội tại như tâm lý dân chúng, sự ảnh hưởng của thương vong đối với đời sống dân sự... Nếu không giải quyết được các yếu tố này, thì dù quân đội có hiện đại đến đâu cũng không có tác dụng gì, bởi vì không thể sử dụng trong thực tế cho lợi ích quốc gia. Quân đội như vậy càng giàu có, càng hiện đại, càng đắt tiền, lại càng trở nên vô ích. Một siêu cường mà không thể sử dụng quân đội để can thiệp thì chẳng khác gì một đất nước nhược tiểu.
Trung Quốc không có truyền thống và ngần ngại khi sử dụng can thiệp quân sự, có lẽ do lo ngại các hậu quả có thể kèm theo. Thực tế cho thấy, dù thương vong có thể lên đến hàng triệu người trong WW2, nhưng cả Đức và Liên Xô đều phục hồi nhanh chóng, thậm chí Liên Xô còn vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới sau thế chiến. Nếu hòa bình thì Liên Xô khó có thể đạt được vị trí đó, chứng tỏ chiến tranh dù hi sinh mất mát nhưng cũng có lợi ích rất lớn. Trung Quốc hiện tại với dân số và tiềm lực kinh tế, đều có khả năng gây ra chiến tranh và chịu đựng tổn thất lớn hơn Liên Xô và phát xít Đức cộng lại (xin lưu ý, đây chỉ là so sánh tiềm lực quốc phòng với văn hóa quân sự, không phải là để khuyến khích Trung Quốc gây chiến tranh vô nghĩa như đế quốc Mĩ và đồng minh, Trung Quốc chỉ nên tham dự các cuộc chiến có ý nghĩa mà thôi). Như vậy, một nền văn hóa quân sự tốt cần sẵn sàng chấp nhận hi sinh với thương vong lớn, tuy nhiên lại cần luôn quan tâm bảo vệ đến từng sinh mạng của người lính, không để thương vong vô ích.
Hai điều này tưởng như mâu thuẫn, nhưng thực ra lại cần thiết cho tư duy quân sự. Sẵn sàng chấp nhận hi sinh, thương vong cao, đó là ý chí cần thiết của giới lãnh đạo, sẵn sàng dụng binh và can thiệp quân sự. Chỉ riêng tư tưởng dám sử dụng quân đội đã có thể chiếm tới phân nửa yếu tố thắng lợi và ưu thế trên đàm phán. Ngược lại, tuy sẵn sàng chấp nhận thương vong lớn, nhưng lại luôn tìm cách hạn chế tối đa sự hi sinh, tiết kiệm xương máu cho bộ đội, binh lính, điều đó giúp các phương án chiến tranh tốt nhất luôn được ưu tiên, đảm bảo cho thắng lợi trên chiến trường. Điều này cũng giống như một nhà buôn giàu có đi mua hàng đấu giá, ông ta sẵn sàng trả giá rất cao, nhưng những người khác vì biết ông ta sẵn lòng trả giá cao nên không ai dám đấu giá theo, dẫn đến trong thực tế ông ta chỉ phải trả giá rất thấp. Nếu Trung Quốc có được hai yếu tố này, thì không một quốc gia nào trên thế giới có thể giành chiến thắng trong chiến tranh với chúng ta.
Tuy vậy Trung Quốc còn cần vượt qua nhiều trở ngại về quân sự:
+ Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, GDP chưa bằng Mĩ là đối thủ tiềm năng, dẫn đến tiềm lực quân sự thua kém.
+ Thứ hai, kể cả sau này khi GDP Trung Quốc vượt qua Mĩ, thì kinh nghiệm và kĩ thuật chiến tranh của Trung Quốc cũng chưa chắc đã bắt kịp Mĩ. Bởi vì chiến tranh không chỉ là tiềm lực kinh tế mà còn liên quan đến khoa học quân sự, cùng các yếu tố truyền thống, công nghệ, mức độ hiện đại của vũ khí...
+ Thứ ba, ngay cả trong trường hợp tiềm lực quân sự Trung Quốc vượt qua Mĩ, thì Mĩ luôn có khả năng huy động nhiều đồng minh tham chiến, trong khi Trung Quốc chỉ có thể dựa vào chính nội lực của mình.
Như vậy hệ thống quân sự Trung Quốc cần phải đạt mục tiêu ít nhất là ngang hàng với Mĩ và liên quân, để đảm bảo khả năng sử dụng quân đội trong mọi tình huống. Điều đó là tương đối khó khăn, nếu không tận dụng hết nội lực quốc gia e khó lòng đạt được. Tuy nhiên dù sao Trung Quốc là một nước lớn, với tổng dân số nhiều hơn toàn bộ liên minh của Mĩ, nếu Trung Quốc có chính sách thích hợp để khuyến khích người dân tham gia lĩnh vực quân sự như học hỏi, nghiên cứu, sản xuất, buôn bán vũ khí... Đó cũng chính là chiến tranh nhân dân thế hệ mới, đẩy tiềm lực sản xuất qua lĩnh vực quốc phòng. Người dân Trung Quốc đã thể hiện tiềm năng qua việc phát triển kinh tế thần kì, chắc chắn sẽ phát triển tiềm lực quân sự, nhân tài, vật lực đủ để đối đầu với bất kì liên minh nào do đế quốc Mĩ dựng lên.
Bành trướng văn hóa qua lãnh thổ
Nếu so sánh với quân sự, thì văn hóa có tác dụng mạnh hơn các đạo quân viễn chinh. Khi xưa, vì thần tượng văn minh Trung Hoa, Việt Nam từng đóng cửa với phương Tây nhưng lại thần phục Trung Quốc. Tuy nhiên vì lịch sử các nền văn minh luôn biến động, Trung Quốc khi đó đã không theo kịp các nền văn minh khác, để mất nhiều lãnh thổ và các nước chư hầu. Nếu Trung Quốc quay trở lại với tư cách một siêu cường kinh tế, nó vẫn có thể sẽ đơn độc với các nước xung quanh. Nhưng nếu Trung Quốc quay trở lại với tư cách một nền văn minh cao hơn phương Tây, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát tán văn hóa của mình ra các lãnh thổ lân cận bằng cách thu hồi các lãnh thổ cũ hoặc mở rộng ra các vùng đất mới.
Việt Nam có thể là một ví dụ, vốn là lãnh thổ cũ của Trung Quốc trong cả ngàn năm, hai nước lại cùng chung chế độ anh em đồng chí, cùng lý tưởng cách mạng vô sản. Vậy hai nước hoàn toàn có thể trở thành một thị trường chung, rồi dần xóa bỏ biên giới quốc gia, trở là một nhà nước duy nhất, sử dụng chung chữ viết. Đây có thể nói là thu hồi lãnh thổ cũng đúng, mà mở rộng lãnh thổ cũng không sai, có điều chắc chắn là với vị trí địa lý, dân số và tài nguyên thì việc sáp nhập này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Việc này lúc đầu có thể khó khăn, do một bộ phận dân chúng Việt Nam có tư tưởng không thân thiện, nhưng nếu khéo léo áp dụng các chiến lược thu phục nhân tâm, thì chắc chắn sẽ làm được.
Chúng ta đều biết rằng, tuy hai nước Việt Nam - Trung Hoa ngôn ngữ, chữ viết hiện nay khác nhau, nhưng trong lịch sử hàng ngàn năm, rất nhiều thế hệ người Hoa di cư xuống phía nam, có thể do chiến tranh, thay đổi triều đại hoặc chỉ là để buôn bán. Dần dần họ cũng bị hòa nhập với dân bản địa, cộng thêm chính sách di dân đồng hóa trong các lần cai trị, nên thực ra có thể nói người Việt Nam hiện nay vốn là người Trung Hoa, chỉ khác ngôn ngữ do xa cách lâu ngày mà thôi, chứ người Việt bản địa cổ được gọi là người Giao Chỉ với ngón chân cái giao nhau đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Điều này cho thấy người Việt Nam thực ra cũng là một bộ phận của văn minh Trung Hoa, cũng như người Hoa lâu đời ở Mĩ, EU, Singapore... qua nhiều thế hệ tuy họ không nói tiếng Hoa nữa, nhưng dòng máu dân tộc vẫn không thay đổi. Vậy thì việc thu hồi Việt Nam xét trên bình diện nào cũng đều hợp lý, cũng như là thu hồi Đài Loan hay là Hồng Kông mà thôi, là một việc rất nên làm.
Chắc chắn đây là một đại sự tốt lành của những người cộng sản hai nước anh em. Chúng ta đều biết Trung Quốc có quan hệ tốt đẹp lâu đời với Việt Nam, từ thời Mao chủ tịch với Hồ Chí Minh, đã ban ơn cho Việt Nam rất nhiều. Có thể nói thành công của toàn bộ cuộc chiến đánh bại đế quốc Mĩ và Pháp đều là công sức của Trung Quốc, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam là chúng ta đã giúp cho họ giành lấy, nếu không nể tình đồng chí, nhân nghĩa bề trên thì chúng ta có quyền đòi chia phần ít nhất một nửa lãnh thổ, hoặc là có lấy hết cũng không phải quá đáng. Trong khi đó chúng ta chỉ nhận lấy một số hòn đảo nhỏ ngoài biển, thì thực sự đã phụ công lao của các thế hệ trước đã hi sinh giúp đỡ Việt Nam, cũng như phụ lòng mong mỏi của những người con di cư khỏi Tổ quốc lâu năm, mà bỏ đi tinh thần vô sản không biên giới.
Người Việt Nam có khả năng chi phối bán đảo Đông Dương, nếu sáp nhập Việt Nam thì Trung Quốc hoàn toàn làm chủ ra đến eo biển Malacca và các quốc gia Đông Nam Á, là tuyến đường huyết mạch của Đông Á. Tuy nhiên chúng ta không nên lặp lại các chính sách sai lầm của các đế quốc phong kiến trước đây là hủy diệt các nền văn minh bản địa, mà nên coi đó như là các bộ phận của nền văn minh Trung Hoa, dù sao họ cũng là dòng máu của chúng ta chứ không khác biệt. Chẳng hạn chúng ta không nên ép toàn dân Việt Nam sử dụng chữ Hán mới, bởi vì có rất nhiều người lớn tuổi họ không có khả năng đó, mà chúng ta chỉ nên áp dụng Hán cho các thế hệ trẻ, trong khi vẫn chấp nhận hai loại chữ viết trong khu vực Việt Nam. Như vậy với việc thu hồi lãnh thổ đã mất, bất kì người Việt Nam nào cũng đều có thể tham gia đóng góp cho nguồn cội dân tộc, góp phần đưa nền văn minh Trung Hoa lên vị trí thống trị toàn cầu.
Lời kết
Phát triển nền văn minh là trình độ cao nhất của phát triển quốc gia, bao gồm nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế, quân sự... Điều này sẽ khó khăn và phức tạp hơn khi thực hiện các mục tiêu đơn lẻ như kinh tế chẳng hạn, nhưng việc phát triển một nền văn minh để lại lợi ích lớn hơn rất nhiều, trước mắt cũng như muôn đời sau. Sức mạnh văn minh có thể vượt lên trên sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, trở thành công cụ hữu hiệu cho việc thu hồi hoặc mở rộng lãnh thổ, để các quốc gia có thể chung sống hòa bình. Đó là một sự nghiệp đáng để theo đuổi.
Nếu các thế hệ lãnh đạo đi trước đã khai sinh ra đất nước Trung Quốc hiện đại, thì với việc phát triển văn hóa và mở rộng lãnh thổ, khó có thể nói các thế hệ lãnh đạo về sau có thể thua kém điều gì, nếu không nói là sự nghiệp đó còn vĩ đại hơn nhiều. Mong rằng các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa không những đưa đất nước là siêu cường số một về kinh tế, mà nền văn minh Trung Hoa sẽ còn được phát triển tương xứng với vị trí vốn có trong lịch sử, là nền văn minh thống trị thế giới, dẫn dắt loài người.