Thấy có nhiều người không thể nhìn nhận ra được sai lầm trong lý thuyết kinh tế của Karl Marx nên xin được phân tích thêm một chút.
Toàn bộ lý thuyết của Karl Marx được dựa trên quan điểm cho rằng giá trị thặng dư có nguồn gốc từ lao động, chính vì vậy giai cấp lao động không cần đến giai cấp tư sản có thể tự mình sản xuất của cải xây dựng nên xã hội cộng sản.
Xin được lấy một ví dụ kinh tế cho dễ hình dung, Samsung đầu tư 2 tỉ USD vào Việt Nam xây nhà máy, mua vật liệu đầu vào, đó gọi là tư bản, rồi bỏ ra thêm 1 tỉ USD thuê công nhân Việt Nam sản xuất ra TV Plasma, tất cả tiền đầu tư hết 3 tỉ USD bán ra thị trường được 3.5 tỉ USD trong đó 0.5 tỉ USD là tiền lãi. Karl Marx cho rằng toàn bộ 0.5 tỉ USD tiền lãi đó là do công sức lao động làm ra.
Cái nhìn đó hoàn toàn sai lầm. Hãy giả sử Samsung đang đợi bán lô hàng 3 tỉ USD đó ra thị trường, rồi bất ngờ trong ngày, Sony tung ra tin rằng phát triển thành công TV LED. Tin tức đó khiến lô hàng TV của Samsung bị đẩy giá xuống vì không ai muốn mua nữa, và Samsung chỉ bán được toàn bộ lô hàng với giá trị 2.5 tỉ USD, lỗ 0.5 tỉ USD. Như vậy nếu Samsung kí được hợp đồng bán lô hàng buổi sáng trước khi Sony đưa tin thì lãi 0.5 tỉ USD, trong khi đợi đến sau khi Sony tung tin ra thì lô hàng lỗ 0.5 tỉ USD.
Như vậy nếu giải thích 0.5 tỉ USD tiền lãi là giá trị thặng dư do lao động tạo ra thì vẫn là lô hàng đó, khi lỗ 0.5 tỉ USD thì giá trị thặng dư là bao nhiêu? Khi mọi yếu tố khác trong bài toán của Karl Marx là tư bản đầu tư và công lao động vẫn giữ nguyên, tại sao giá trị thặng dư lại thay đổi thậm chí là âm?
Điều đó cho thấy Marx không nhìn ra được bản chất của giá trị trên thị trường là do cung cầu quyết định, chứ không phải là do lao động. Khi nhu cầu giảm thì giá trị giảm, khi nhu cầu không có thì thậm chí lô hàng trở nên vô giá trị cho chẳng ai lấy, và toàn bộ công sức lao động bị vứt đi. Điều mà Karl Marx phân tích chỉ tạm đúng khi cung và cầu ổn định, khi đó giá trị hàng hóa mới ổn định. Nhưng ngay cả khi đó cũng không thể nói giá trị thặng dư là do lao động làm ra khi mà lao động phải cần đến tư bản đầu tư.
Như vậy không thể tồn tại một khái niệm giá trị chung chung tách rời cung và cầu trong thị trường. Quan niệm giá trị thặng dư do đó hoàn toàn ảo tưởng và sai lầm, nhưng đáng tiếc thay lại chính là điểm mấu chốt xây dựng nên toàn bộ lý thuyết kinh tế Marxist và là chỗ dựa cho học thuyết xã hội cộng sản.
Quan niệm lao động tạo ra giá trị thặng dư của Marx cũng không giải thích được rất nhiều trường hợp khác trong kinh tế. Ví dụ một quốc gia nhiều dầu mỏ, quốc gia đó lao động rất ít, chỉ cần đào dầu lên bán lấy tiền vẫn trở nên giàu có. Nếu lao động tạo ra giá trị thặng dư vậy tại sao lao động rất ít lại thu về rất nhiều tiền? Kinh tế học Marx không thể giải thích được, nhưng lý thuyết cung cầu có thể giải thích dễ dàng, do nhu cầu dầu mỏ cao thì giá trị của dầu mỏ lớn
Tương tự, giả sử một người có một chiếc bình cổ gia truyền đơn giản, chiếc bình được tạo ra mới công sức rất ít, nhưng sau 500 năm, nó được định giá rất cao so với giá mua lúc đầu. Vậy tại sao không hề có lao động nhưng giá trị thặng dư của chiếc bình lại tăng lên như vậy? Karl Marx không thể giải thích được, chẳng có lao động nào ở đây cả, nhưng lý thuyết cung cầu giải thích rất đơn giản, do nhu cầu của mặt hàng đó cao nên giá trị của nó gia tăng.
Như vậy có thể nói, lao động hoàn toàn không liên quan gì đến giá trị. Nếu bạn đào một cái hố lên vào buổi sáng, rồi đến buổi chiều lấp cái hố đó lại, bạn đã bỏ ra một công sức lao động rất lớn, nhưng vì không có nhu cầu thực tế, nên giá trị của công sức đó chỉ là con số 0.
Từ đó có thể nói rằng, thực ra bản chất của nền kinh tế là cung và cầu, và đó chính là thị trường. Ngay cả trong một nền kinh tế phân phối thì cung và cầu vẫn là yếu tố quyết định chủ đạo, trong đó sự trao đổi mang tính mệnh lệnh hơn là mua bán tự do. Karl Marx đã đưa ra một lý thuyết kinh tế hoàn toàn sai lầm dựa trên giá trị ảo tưởng của sức lao động. Bởi vì quan niệm đặt nặng vào lao động (các đảng xu hướng Marxist cũng hay lấy tên là đảng lao động) cho nên lao động trong các xã hội theo xu hướng Marx thường mang tính hình thức, lãng phí và xa rời nhu cầu thực tế, làm suy yếu quốc gia.
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015
Làm sao để Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới?
Cơ hội và thách thức đang ở phía trước, liệu Trung Quốc có lấy lại vị thế số 1 đã mất từ hàng thế kỉ qua? Giới lãnh đạo trước đây của Trung Quốc có lẽ chỉ muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, họ đã mang lại sự giàu có phần nào, nhưng cũng tạo ra nhiều tệ nạn trong xã hội. Nổi bật lên là sự tham nhũng trong tầng lớp quan chức tạo thành một rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế và sự giàu có cho người dân nói chung.
Giới lãnh đạo Trung Quốc thế hệ mới, với ý chí và tầm nhìn lớn hơn đã nhận ra sai lầm đó ở các thế hệ đi trước, mạnh dạn sửa đổi để quan chức không dám và thậm chí là không muốn tham nhũng nữa. Đây chính là nền móng cơ bản của một quốc gia lớn mạnh, dám nhìn nhận sai lầm để tiến lên. Liệu lãnh đạo Trung Quốc có muốn thay thế Hoa Kì để trở thành cường quốc số 1 thế giới?
1 - Sự chính danh của nhà nước
Trong thế giới mà nói, con người được coi là trung tâm. Như vậy một chính quyền nên được xác định từ ý chí của đa số người dân. Người phương Tây vẫn gọi đó là dân chủ, nhưng thực ra trong xã hội Trung Hoa từ xưa đã tồn tại quan niệm "lấy dân làm gốc", như vậy một chính quyền ra đời từ sự lựa chọn của người dân cũng không hoàn toàn đi ngược lại với sự khôn ngoan của phương Đông. Mặc dù sự lựa chọn của người dân không hoàn toàn sáng suốt, nhưng điều đó đảm bảo tính chính danh cho chế độ. Khổng Tử nói, danh chính, ngôn thuận, tính chính danh có tác dụng rất lớn, nhất là trong ngoại giao và đặc biệt là khi nhằm vào vị trí lãnh đạo số 1 thế giới. Một nước Nga dân chủ là một ví dụ rất đáng học hỏi, khi người dân bầu ra chính phủ nhưng quyền lực vẫn được duy trì một cách ổn định. Mô hình đó có thể được sửa đổi tùy với hoàn cảnh và điều kiện, thậm chí có thể sửa đổi để tăng tính ổn định hơn nữa của quyền lực.
Tuy nhiên lý thuyết thì khác với chính trị thực tiễn, chính danh cũng không phải là lợi ích thiết thực trước mắt. Hơn nữa mỗi quốc gia có hoàn cảnh và lịch sử khác nhau, không nhất thiết phải chạy theo giá trị của người khác. Đảng cộng sản Trung Quốc cũng có công rất lớn đối với dân tộc Trung Hoa, đưa người dân trở nên giàu có, xây dựng xã hội thế tục, xóa bỏ thần quyền và các truyền thống mê tín dị đoan lâu đời, lợi dụng tín ngưỡng để lừa đảo và nô lệ quần chúng. Chỉ cần so sánh Trung Quốc với xã hội Ấn Độ là sẽ nhận ra, dù còn nhiều sai lầm nhưng những đóng góp của đảng cộng sản hoàn toàn đủ điều kiện để nắm vị trí lãnh đạo Trung Hoa. Hơn nữa, đối với chính trị thực tiễn mà nói, bỏ lợi ích trước mắt mà chạy theo cái danh hão là một điều sai lầm lớn. Cho nên vấn đề chính danh cũng có thể bỏ qua hoặc gác lại về sau.
2 - Tư tưởng chủ đạo
Một quốc gia lãnh đạo thế giới không chỉ là mặt kinh tế, quốc gia đó còn phải dẫn đầu trong lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Hoa Kì lãnh đạo thế giới với lý tưởng dân chủ, nhưng lý tưởng dân chủ tuyệt đối đã bộc lộ nhiều sai lầm trong thực tế. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với Trung Quốc, vì hiện tại, chỉ có Trung Quốc có đủ sức chống lại ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Tuy nhiên việc đưa ra một học thuyết có giá trị nội địa thì dễ, đưa ra học thuyết để được giới tinh hoa thế giới chấp nhận là một việc rất khó. Việc này khó bởi vì vấn đề tư tưởng phải tìm người có khả năng chứ không thể lấy số lượng mà làm nổi, dù có hàng trăm triệu người cũng không thay thế được. Vấn đề này Trung Quốc chưa làm, nhưng là việc có thể và nên làm ngay với nhiều lợi ích thực tiễn. Nếu lãnh đạo thực sự anh minh thì lo gì không có người tài đi theo giúp sức.
Thực ra nền văn minh Trung Hoa từng xuất hiện rất nhiều nhà tư tưởng lớn, từ thời cổ đại Xuân Thu Chiến Quốc đã có Quản Trọng, Khổng Tử,... và rất nhiều tư tưởng trên nhiều lĩnh vực khác. Điều đó cho thấy tư chất người Trung Quốc không hề thua kém người phương Tây, vậy mà hiện tại Trung Quốc lại phải sử dụng một học thuyết mang nhiều sai lầm của một người phương Tây là Karl Marx. Một học thuyết do chính giới lãnh đạo Trung Quốc xây dựng hoặc đề cập sẽ mang lại sức sống mới cho xã hội. Người dân Trung Quốc sẽ lấy lại sự tự tin vào nền văn minh phương Đông lâu đời, tạo điểm tựa để phát triển trong các lĩnh vực tư tưởng, khoa học, thương mại... bởi vì triết học vẫn được coi là một vấn đề quan trọng, gốc rễ của nhiều vấn đề.
Phương Tây ra sức cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền. Đối với Trung Quốc, thì từ lâu đời đã có khái niệm lấy dân làm gốc, tuy cũng coi trọng dân chúng, nhưng không phải tất cả lấy dân làm chủ. Lấy dân làm gốc khác với dân chủ, lấy dân làm gốc thì có những việc phải làm trái với ý muốn của đám đông, nếu không thì xã hội sẽ đại loạn như là Ấn Độ vậy, vô phương cứu chữa. Tuy nhiên mô hình dân chủ cũng có những giá trị nhất định rất đáng học hỏi, nhất là để giám sát quan chức cấp dưới và chống tham nhũng, hoặc để lựa chọn nhân tài. Như vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể tự tổng hợp các giá trị ưu tú từ Đông sang Tây tự cổ chí kim để xây dựng nên một học thuyết hiện đại cho chính mình và hoàn toàn có thể vượt qua được các giá trị sai lầm của Tây phương.
Đa phần các dân tộc phương Đông đều tôn thờ xã hội phương Tây, cho đến các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Sự tôn thờ xã hội phương Tây sẽ làm mất đi sự tự hào dân tộc, và nó sẽ ảnh hưởng đến phát triển khoa học, công nghệ và thương mại. Như vậy, nếu không có giá trị tư tưởng, thì dù có trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc vẫn là một quốc gia nô lệ về văn hóa. Thà như đi theo một lý thuyết đúng đắn, Trung Quốc lại là nô lệ cho một học thuyết sai lầm của Karl Marx mà đến chính người phương Tây cũng không dùng đến. Nếu lãnh đạo Trung Quốc phát triển được học thuyết tiến bộ hơn phương Tây thì riêng về mặt văn hóa tư tưởng đã xứng đáng là tiến bộ hơn hẳn Nhật Bản, mới rửa được sự nhục nhã kém cỏi khi bị xâm chiếm trước đây.
Người xưa có nói, hạ sách công thành, thượng sách công tâm, nghĩa là đem quân đội, lấy sức mạnh đánh chiếm thành trì là hạ sách, mà đánh vào lòng người, thu phục nhân tâm mới là thượng sách. Ngày nay cũng vậy, chính quyền Trung Quốc phải duy trì một lực lượng an ninh lớn trước sức ép từ văn hóa phương Tây, đó là hạ sách. Thượng sách là giữ lấy lòng người, phát triển tư tưởng và văn hóa đủ sức thuyết phục dân chúng về sự vượt trội so với xã hội dân chủ phương Tây, có như vậy thì không cần phải giữ mà vẫn vững vàng một cách tự nhiên.
Điều đó sẽ giảm gánh nặng cho việc duy trì an ninh và giúp phát triển kinh tế theo hướng các ngành công nghiệp sáng tạo và có giá trị cao. Một điều tối quan trọng cho việc phát triển các ngành kinh tế sáng tạo là việc tiếp cận và trao đổi thông tin. Trong khi tiếp cận thông tin, sẽ rất khó loại bỏ các giá trị văn hóa bên ngoài, ngay cả việc tiếp xúc với các nhân vật xuất chúng trong các ngành công nghiệp cũng có thể gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng lên người dân. Mà muốn giỏi thì bắt buộc phải học hỏi và tiếp xúc với họ. Nếu dùng các biện pháp ngăn chặn một cách cứng rắn dòng chảy thông tin thì sẽ hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo và giới hạn sự phát triển của quốc gia, cách giữ như vậy là hạ sách. Ngược lại, thượng sách là giữ lấy lòng người, để tự người dân có sức đề kháng dù tiếp xúc với tư tưởng bên ngoài, thì có lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp sáng tạo và có giá trị cao. Để có thể làm được điều đó thì bản thân Trung Quốc phải có đủ giá trị tinh thần tương đương hoặc vượt trội so với phương Tây.
Về mặt tư tưởng, thì cần phát triển học thuyết để thu phục nhân tâm, làm chỗ dựa cho giới tinh hoa. Nhưng đối với chính trị thực tiễn, cần tính đến ảnh hưởng lâu đời đã có đối với nhân dân và các thế hệ cán bộ, không nên xóa bỏ hoàn toàn, dù học thuyết Marx là sai lầm. Khi xưa Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông còn nhận xét 7 phần tốt 3 phần xấu. Như vậy cần phải đưa ra học thuyết mới, làm chỗ dựa cho tầng lớp tinh hoa, như nhà khoa học, doanh nhân, trí thức,.. ai hiểu thì sẽ hiểu, cũng là để đối thoại bình đẳng với giới học thuật trên thế giới. Còn vỏ bọc bên ngoài vẫn giữ học thuyết của Marx như cũ để tránh xáo trộn xã hội và những tranh giành ảnh hưởng không đáng có. Làm như vậy là được cả đôi đường, qua vài thế hệ ảnh hưởng cũ không còn thì không cần phải dựa vào học thuyết của Marx nữa. Ngược lại, ôm giữ lấy một học thuyết sai lầm ngoại lai từ lâu đời, vừa là tự hạ thấp dân tộc mình, vừa cản trở sự phát triển của quốc gia.
3 - Chính sách giáo dục tập trung vào con người và phát triển sự sáng tạo:
Khi đã có học thuyết để củng cố và giữ chặt địa vị lãnh đạo, thì nên thả lỏng bên dưới, lấy dân làm gốc, tập trung phát triển giáo dục con người. Thả lỏng để người dân tự do phát triển kinh tế, nhưng cái gì cần giữ thì nên giữ. Có thả lỏng thì dân chúng mới tiếp xúc và học hỏi các giá trị tốt đẹp của xã hội phương Tây. Nhưng cần giữ chặt để lọc ra những giá trị không phù hợp. Tuyệt đối không nên học hỏi nền dân chủ bừa bãi, tự do ngôn luận chửi bới và miệt thị lẫn nhau. Ngôn luận là để nói ra những điều đúng đắn và tốt đẹp, dân chủ để giám sát và góp phần điều hành đất nước, không phải để phá hoại lẫn nhau như xã hội phương Tây.
Khi đã nắm được điều này thì việc giáo dục có thể mở ra, đào tạo mang tính chất sáng tạo, khuyến khích tự do tư tưởng và ngôn luận, nhất là trong các lĩnh vực chuyên môn. Thậm chí việc phê bình nhà nước và lãnh đạo cấp cao cũng cần khuyến khích, miễn là nói đúng, nói với lời lẽ tôn trọng không phải chửi bới bừa bãi vô văn hóa, nếu ai vi phạm thì dùng hình phạt. Nói nhiều quá thì dễ rơi vào lý thuyết suông, lấy lời lẽ mê hoặc lòng người. Bởi vì nói thì dễ, làm mới khó. Người lười biếng thường dùng lời nói để che đậy khuyết điểm. Một xã hội mà lời nói lên ngôi thì dễ sinh loạn lạc điên đảo lòng người. Nhưng đối với tự do ngôn luận và tư tưởng, trừ khi phạm những lỗi quá nghiêm trọng thì cũng không nên dùng hình quá nặng, để khuyến khích người dân được nói và góp ý phát triển đất nước. Lãnh đạo mà đề cao chính nghĩa thì ở dưới lời nói suông không thể lung lạc được
Người Mĩ dẫn đầu thế giới vì thu thập nhân tài các nơi, cộng thêm một nền văn hóa khuyến khích sự đi đầu trong thử thách, chứ bản thân dân Mĩ không hẳn là quá nổi trội. Trong khi đó người dân Đông Á có chỉ số IQ cao hơn người da trắng, và có những mặt cao hơn người Do Thái, đó là thống kê từ thực tế. Lịch sử Trung Quốc cũng có nhiều nhà tư tưởng và phát minh lớn, nhưng vì những chính sách thắt chặt tư tưởng mà cả quốc gia không có nhiều nhân tài được trọng dụng, là một điều rất đáng tiếc. Một phần cũng là vì sự thua kém so với xã hội phương Tây ở đầu thế kỉ 20 dẫn đến sự mặc cảm dân tộc, không dám đi đầu trong các lĩnh vực trí thức. Người Do Thái tuy thông minh, nhưng tổng dân số thấp, nên số lượng nhân tài sẽ thấp. Ngược lại, người Trung Quốc vừa thông minh, lại có tổng dân số cao, như vậy nếu xác suất xuất hiện nhân tài xấp xỉ nhau thì người Trung Quốc hoàn toàn có thể sở hữu một lượng nhân tài tiềm năng lớn nhất thế giới. Vấn đề là cần mở cánh cửa giáo dục vào sự tự tin và sáng tạo, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo của thế giới. Và nếu lãnh đạo Trung Quốc làm được điều này thì sử sách hàng trăm năm sau sẽ ghi lại tên tuổi như những lãnh đạo xuất chúng trong lịch sử loài người.
4 - Đạo đức luôn cần thiết
Khoa học, công nghệ, kinh tế phát triển, con người có thể sống ích kỉ và tàn hại lẫn nhau. Chủ nghĩa tư bản tiêu thụ phương Tây lấy sức mua của người dân làm thước đo. Trung Quốc không nên làm như vậy, vì với dân số hơn 1 tỉ người, nếu sống với lối sống của người Mĩ thì xăng dầu làm sao mà đủ chạy xe? Cuộc sống đầy đủ có nhiều cách, đâu phải ăn cho béo phì ra rồi đốt tiền ăn chơi mới là sống sung sướng? Đó là chủ nghĩa tiêu thụ của Mĩ, người nghèo thì béo phì chứ người giàu có ai như vậy, một dạng nô lệ cho vật chất.
Đạo đức là biết sống vì bản thân mình nhưng cũng biết vì xã hội xung quanh. Người lãnh đạo không những dẫn dắt quốc gia mà còn khuyến khích đạo đức cá nhân, thì sẽ được người dân yêu mến và lịch sử ghi nhận. Hơn nữa, việc lãnh đạo một quốc gia lớn luôn luôn có nhiều khó khăn và thử thách. Lúc thuận lợi thì không sao, lúc khó khăn thì một xã hội đạo đức sẽ giúp người lãnh đạo có được sự tin tưởng, hỗ trợ, hy sinh từ cấp dưới cùng nhân dân mà chia sẽ gánh nặng và trách nhiệm.
Ngày xưa nhà Hán có vua Cao Tổ thành sự rồi giết hại công thần, mang tiếng là người xấu. Rồi đời sau đến vua Quang Vũ, tuy là hậu thế vua Cao Tổ nhưng lại nổi tiếng nhân nghĩa, lấy đức trị dân. Điều đó cho thấy người đi sau không nhất thiết phải rập khuôn những sai lầm của người đi trước, mà hoàn toàn có thể tự mở ra con đường đi riêng cho sự nghiệp của mình. Lãnh đạo lấy nhân nghĩa làm gốc sẽ được người dân và lịch sử đánh giá khách quan, lưu danh hậu thế là anh minh sáng suốt.
Trong xã hội văn minh ngày nay, đạo đức càng ngày càng được coi trọng. Nếu Trung Quốc muốn lãnh đạo thế giới, không những phải phát triển kinh tế, văn hóa, mà còn cần phát triển đạo đức, để người dân được sống yên lành, quan thì không muốn tham nhũng, dân thì không muốn lừa đảo trộm cắp, thì mới đủ tư cách dẫn đầu thế giới.
Đạo đức cũng sẽ giúp phát triển kinh tế, ít trộm cắp thì đỡ tiền an ninh, ít làm hàng giả thì đỡ kiện tụng bệnh tật, môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn. Môi trường sống yên ổn thì người dân không lo tích trữ tài sản mà sẽ bỏ tiền ra tăng tiêu thụ hàng hóa. Ngược lại trong xã hội bất an thì người dân sẽ có xu hướng tích trữ tài sản dù có tăng lương mà tiêu thụ không tăng lên. Như vậy có thể nói đạo đức không những quan trọng với đời sống cá nhân mà còn rất cần thiết cho nền kinh tế nói chung
Sức người vốn có hạn, ý nói ngoài lời. Ngày xưa chủ tịch Đặng Tiểu Bình vạch ra kế hoạch vài chục năm nhưng không nhìn được thành quả của mình. Việc đời vài chục năm đã thay đổi khó mà được như ý. Nay nếu lãnh đạo Trung Quốc có ý chí lớn, tuy nhiên nếu chậm một chút thì cũng bỏ lỡ vài năm. Mà sự việc hơn kém nhau chục năm, tuy không ảnh hưởng nhiều đối với một quốc gia, nhưng đối với một đời người thì có thể nhìn thấy kết quả do chính mình tạo ra cũng là một sự khác biệt hoàn toàn. Bốn điều trên đây quả thực không phải quá khó, cũng không phải quá dễ. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thực hiện được thì chắc chắn sẽ qua mặt người Mĩ, đưa Trung Quốc trở về với vị trí số một từ ngàn năm qua
Giới lãnh đạo Trung Quốc thế hệ mới, với ý chí và tầm nhìn lớn hơn đã nhận ra sai lầm đó ở các thế hệ đi trước, mạnh dạn sửa đổi để quan chức không dám và thậm chí là không muốn tham nhũng nữa. Đây chính là nền móng cơ bản của một quốc gia lớn mạnh, dám nhìn nhận sai lầm để tiến lên. Liệu lãnh đạo Trung Quốc có muốn thay thế Hoa Kì để trở thành cường quốc số 1 thế giới?
1 - Sự chính danh của nhà nước
Trong thế giới mà nói, con người được coi là trung tâm. Như vậy một chính quyền nên được xác định từ ý chí của đa số người dân. Người phương Tây vẫn gọi đó là dân chủ, nhưng thực ra trong xã hội Trung Hoa từ xưa đã tồn tại quan niệm "lấy dân làm gốc", như vậy một chính quyền ra đời từ sự lựa chọn của người dân cũng không hoàn toàn đi ngược lại với sự khôn ngoan của phương Đông. Mặc dù sự lựa chọn của người dân không hoàn toàn sáng suốt, nhưng điều đó đảm bảo tính chính danh cho chế độ. Khổng Tử nói, danh chính, ngôn thuận, tính chính danh có tác dụng rất lớn, nhất là trong ngoại giao và đặc biệt là khi nhằm vào vị trí lãnh đạo số 1 thế giới. Một nước Nga dân chủ là một ví dụ rất đáng học hỏi, khi người dân bầu ra chính phủ nhưng quyền lực vẫn được duy trì một cách ổn định. Mô hình đó có thể được sửa đổi tùy với hoàn cảnh và điều kiện, thậm chí có thể sửa đổi để tăng tính ổn định hơn nữa của quyền lực.
Tuy nhiên lý thuyết thì khác với chính trị thực tiễn, chính danh cũng không phải là lợi ích thiết thực trước mắt. Hơn nữa mỗi quốc gia có hoàn cảnh và lịch sử khác nhau, không nhất thiết phải chạy theo giá trị của người khác. Đảng cộng sản Trung Quốc cũng có công rất lớn đối với dân tộc Trung Hoa, đưa người dân trở nên giàu có, xây dựng xã hội thế tục, xóa bỏ thần quyền và các truyền thống mê tín dị đoan lâu đời, lợi dụng tín ngưỡng để lừa đảo và nô lệ quần chúng. Chỉ cần so sánh Trung Quốc với xã hội Ấn Độ là sẽ nhận ra, dù còn nhiều sai lầm nhưng những đóng góp của đảng cộng sản hoàn toàn đủ điều kiện để nắm vị trí lãnh đạo Trung Hoa. Hơn nữa, đối với chính trị thực tiễn mà nói, bỏ lợi ích trước mắt mà chạy theo cái danh hão là một điều sai lầm lớn. Cho nên vấn đề chính danh cũng có thể bỏ qua hoặc gác lại về sau.
2 - Tư tưởng chủ đạo
Một quốc gia lãnh đạo thế giới không chỉ là mặt kinh tế, quốc gia đó còn phải dẫn đầu trong lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Hoa Kì lãnh đạo thế giới với lý tưởng dân chủ, nhưng lý tưởng dân chủ tuyệt đối đã bộc lộ nhiều sai lầm trong thực tế. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với Trung Quốc, vì hiện tại, chỉ có Trung Quốc có đủ sức chống lại ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Tuy nhiên việc đưa ra một học thuyết có giá trị nội địa thì dễ, đưa ra học thuyết để được giới tinh hoa thế giới chấp nhận là một việc rất khó. Việc này khó bởi vì vấn đề tư tưởng phải tìm người có khả năng chứ không thể lấy số lượng mà làm nổi, dù có hàng trăm triệu người cũng không thay thế được. Vấn đề này Trung Quốc chưa làm, nhưng là việc có thể và nên làm ngay với nhiều lợi ích thực tiễn. Nếu lãnh đạo thực sự anh minh thì lo gì không có người tài đi theo giúp sức.
Thực ra nền văn minh Trung Hoa từng xuất hiện rất nhiều nhà tư tưởng lớn, từ thời cổ đại Xuân Thu Chiến Quốc đã có Quản Trọng, Khổng Tử,... và rất nhiều tư tưởng trên nhiều lĩnh vực khác. Điều đó cho thấy tư chất người Trung Quốc không hề thua kém người phương Tây, vậy mà hiện tại Trung Quốc lại phải sử dụng một học thuyết mang nhiều sai lầm của một người phương Tây là Karl Marx. Một học thuyết do chính giới lãnh đạo Trung Quốc xây dựng hoặc đề cập sẽ mang lại sức sống mới cho xã hội. Người dân Trung Quốc sẽ lấy lại sự tự tin vào nền văn minh phương Đông lâu đời, tạo điểm tựa để phát triển trong các lĩnh vực tư tưởng, khoa học, thương mại... bởi vì triết học vẫn được coi là một vấn đề quan trọng, gốc rễ của nhiều vấn đề.
Phương Tây ra sức cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền. Đối với Trung Quốc, thì từ lâu đời đã có khái niệm lấy dân làm gốc, tuy cũng coi trọng dân chúng, nhưng không phải tất cả lấy dân làm chủ. Lấy dân làm gốc khác với dân chủ, lấy dân làm gốc thì có những việc phải làm trái với ý muốn của đám đông, nếu không thì xã hội sẽ đại loạn như là Ấn Độ vậy, vô phương cứu chữa. Tuy nhiên mô hình dân chủ cũng có những giá trị nhất định rất đáng học hỏi, nhất là để giám sát quan chức cấp dưới và chống tham nhũng, hoặc để lựa chọn nhân tài. Như vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể tự tổng hợp các giá trị ưu tú từ Đông sang Tây tự cổ chí kim để xây dựng nên một học thuyết hiện đại cho chính mình và hoàn toàn có thể vượt qua được các giá trị sai lầm của Tây phương.
Đa phần các dân tộc phương Đông đều tôn thờ xã hội phương Tây, cho đến các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Sự tôn thờ xã hội phương Tây sẽ làm mất đi sự tự hào dân tộc, và nó sẽ ảnh hưởng đến phát triển khoa học, công nghệ và thương mại. Như vậy, nếu không có giá trị tư tưởng, thì dù có trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc vẫn là một quốc gia nô lệ về văn hóa. Thà như đi theo một lý thuyết đúng đắn, Trung Quốc lại là nô lệ cho một học thuyết sai lầm của Karl Marx mà đến chính người phương Tây cũng không dùng đến. Nếu lãnh đạo Trung Quốc phát triển được học thuyết tiến bộ hơn phương Tây thì riêng về mặt văn hóa tư tưởng đã xứng đáng là tiến bộ hơn hẳn Nhật Bản, mới rửa được sự nhục nhã kém cỏi khi bị xâm chiếm trước đây.
Người xưa có nói, hạ sách công thành, thượng sách công tâm, nghĩa là đem quân đội, lấy sức mạnh đánh chiếm thành trì là hạ sách, mà đánh vào lòng người, thu phục nhân tâm mới là thượng sách. Ngày nay cũng vậy, chính quyền Trung Quốc phải duy trì một lực lượng an ninh lớn trước sức ép từ văn hóa phương Tây, đó là hạ sách. Thượng sách là giữ lấy lòng người, phát triển tư tưởng và văn hóa đủ sức thuyết phục dân chúng về sự vượt trội so với xã hội dân chủ phương Tây, có như vậy thì không cần phải giữ mà vẫn vững vàng một cách tự nhiên.
Điều đó sẽ giảm gánh nặng cho việc duy trì an ninh và giúp phát triển kinh tế theo hướng các ngành công nghiệp sáng tạo và có giá trị cao. Một điều tối quan trọng cho việc phát triển các ngành kinh tế sáng tạo là việc tiếp cận và trao đổi thông tin. Trong khi tiếp cận thông tin, sẽ rất khó loại bỏ các giá trị văn hóa bên ngoài, ngay cả việc tiếp xúc với các nhân vật xuất chúng trong các ngành công nghiệp cũng có thể gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng lên người dân. Mà muốn giỏi thì bắt buộc phải học hỏi và tiếp xúc với họ. Nếu dùng các biện pháp ngăn chặn một cách cứng rắn dòng chảy thông tin thì sẽ hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo và giới hạn sự phát triển của quốc gia, cách giữ như vậy là hạ sách. Ngược lại, thượng sách là giữ lấy lòng người, để tự người dân có sức đề kháng dù tiếp xúc với tư tưởng bên ngoài, thì có lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp sáng tạo và có giá trị cao. Để có thể làm được điều đó thì bản thân Trung Quốc phải có đủ giá trị tinh thần tương đương hoặc vượt trội so với phương Tây.
Về mặt tư tưởng, thì cần phát triển học thuyết để thu phục nhân tâm, làm chỗ dựa cho giới tinh hoa. Nhưng đối với chính trị thực tiễn, cần tính đến ảnh hưởng lâu đời đã có đối với nhân dân và các thế hệ cán bộ, không nên xóa bỏ hoàn toàn, dù học thuyết Marx là sai lầm. Khi xưa Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông còn nhận xét 7 phần tốt 3 phần xấu. Như vậy cần phải đưa ra học thuyết mới, làm chỗ dựa cho tầng lớp tinh hoa, như nhà khoa học, doanh nhân, trí thức,.. ai hiểu thì sẽ hiểu, cũng là để đối thoại bình đẳng với giới học thuật trên thế giới. Còn vỏ bọc bên ngoài vẫn giữ học thuyết của Marx như cũ để tránh xáo trộn xã hội và những tranh giành ảnh hưởng không đáng có. Làm như vậy là được cả đôi đường, qua vài thế hệ ảnh hưởng cũ không còn thì không cần phải dựa vào học thuyết của Marx nữa. Ngược lại, ôm giữ lấy một học thuyết sai lầm ngoại lai từ lâu đời, vừa là tự hạ thấp dân tộc mình, vừa cản trở sự phát triển của quốc gia.
3 - Chính sách giáo dục tập trung vào con người và phát triển sự sáng tạo:
Khi đã có học thuyết để củng cố và giữ chặt địa vị lãnh đạo, thì nên thả lỏng bên dưới, lấy dân làm gốc, tập trung phát triển giáo dục con người. Thả lỏng để người dân tự do phát triển kinh tế, nhưng cái gì cần giữ thì nên giữ. Có thả lỏng thì dân chúng mới tiếp xúc và học hỏi các giá trị tốt đẹp của xã hội phương Tây. Nhưng cần giữ chặt để lọc ra những giá trị không phù hợp. Tuyệt đối không nên học hỏi nền dân chủ bừa bãi, tự do ngôn luận chửi bới và miệt thị lẫn nhau. Ngôn luận là để nói ra những điều đúng đắn và tốt đẹp, dân chủ để giám sát và góp phần điều hành đất nước, không phải để phá hoại lẫn nhau như xã hội phương Tây.
Khi đã nắm được điều này thì việc giáo dục có thể mở ra, đào tạo mang tính chất sáng tạo, khuyến khích tự do tư tưởng và ngôn luận, nhất là trong các lĩnh vực chuyên môn. Thậm chí việc phê bình nhà nước và lãnh đạo cấp cao cũng cần khuyến khích, miễn là nói đúng, nói với lời lẽ tôn trọng không phải chửi bới bừa bãi vô văn hóa, nếu ai vi phạm thì dùng hình phạt. Nói nhiều quá thì dễ rơi vào lý thuyết suông, lấy lời lẽ mê hoặc lòng người. Bởi vì nói thì dễ, làm mới khó. Người lười biếng thường dùng lời nói để che đậy khuyết điểm. Một xã hội mà lời nói lên ngôi thì dễ sinh loạn lạc điên đảo lòng người. Nhưng đối với tự do ngôn luận và tư tưởng, trừ khi phạm những lỗi quá nghiêm trọng thì cũng không nên dùng hình quá nặng, để khuyến khích người dân được nói và góp ý phát triển đất nước. Lãnh đạo mà đề cao chính nghĩa thì ở dưới lời nói suông không thể lung lạc được
Người Mĩ dẫn đầu thế giới vì thu thập nhân tài các nơi, cộng thêm một nền văn hóa khuyến khích sự đi đầu trong thử thách, chứ bản thân dân Mĩ không hẳn là quá nổi trội. Trong khi đó người dân Đông Á có chỉ số IQ cao hơn người da trắng, và có những mặt cao hơn người Do Thái, đó là thống kê từ thực tế. Lịch sử Trung Quốc cũng có nhiều nhà tư tưởng và phát minh lớn, nhưng vì những chính sách thắt chặt tư tưởng mà cả quốc gia không có nhiều nhân tài được trọng dụng, là một điều rất đáng tiếc. Một phần cũng là vì sự thua kém so với xã hội phương Tây ở đầu thế kỉ 20 dẫn đến sự mặc cảm dân tộc, không dám đi đầu trong các lĩnh vực trí thức. Người Do Thái tuy thông minh, nhưng tổng dân số thấp, nên số lượng nhân tài sẽ thấp. Ngược lại, người Trung Quốc vừa thông minh, lại có tổng dân số cao, như vậy nếu xác suất xuất hiện nhân tài xấp xỉ nhau thì người Trung Quốc hoàn toàn có thể sở hữu một lượng nhân tài tiềm năng lớn nhất thế giới. Vấn đề là cần mở cánh cửa giáo dục vào sự tự tin và sáng tạo, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo của thế giới. Và nếu lãnh đạo Trung Quốc làm được điều này thì sử sách hàng trăm năm sau sẽ ghi lại tên tuổi như những lãnh đạo xuất chúng trong lịch sử loài người.
4 - Đạo đức luôn cần thiết
Khoa học, công nghệ, kinh tế phát triển, con người có thể sống ích kỉ và tàn hại lẫn nhau. Chủ nghĩa tư bản tiêu thụ phương Tây lấy sức mua của người dân làm thước đo. Trung Quốc không nên làm như vậy, vì với dân số hơn 1 tỉ người, nếu sống với lối sống của người Mĩ thì xăng dầu làm sao mà đủ chạy xe? Cuộc sống đầy đủ có nhiều cách, đâu phải ăn cho béo phì ra rồi đốt tiền ăn chơi mới là sống sung sướng? Đó là chủ nghĩa tiêu thụ của Mĩ, người nghèo thì béo phì chứ người giàu có ai như vậy, một dạng nô lệ cho vật chất.
Đạo đức là biết sống vì bản thân mình nhưng cũng biết vì xã hội xung quanh. Người lãnh đạo không những dẫn dắt quốc gia mà còn khuyến khích đạo đức cá nhân, thì sẽ được người dân yêu mến và lịch sử ghi nhận. Hơn nữa, việc lãnh đạo một quốc gia lớn luôn luôn có nhiều khó khăn và thử thách. Lúc thuận lợi thì không sao, lúc khó khăn thì một xã hội đạo đức sẽ giúp người lãnh đạo có được sự tin tưởng, hỗ trợ, hy sinh từ cấp dưới cùng nhân dân mà chia sẽ gánh nặng và trách nhiệm.
Ngày xưa nhà Hán có vua Cao Tổ thành sự rồi giết hại công thần, mang tiếng là người xấu. Rồi đời sau đến vua Quang Vũ, tuy là hậu thế vua Cao Tổ nhưng lại nổi tiếng nhân nghĩa, lấy đức trị dân. Điều đó cho thấy người đi sau không nhất thiết phải rập khuôn những sai lầm của người đi trước, mà hoàn toàn có thể tự mở ra con đường đi riêng cho sự nghiệp của mình. Lãnh đạo lấy nhân nghĩa làm gốc sẽ được người dân và lịch sử đánh giá khách quan, lưu danh hậu thế là anh minh sáng suốt.
Trong xã hội văn minh ngày nay, đạo đức càng ngày càng được coi trọng. Nếu Trung Quốc muốn lãnh đạo thế giới, không những phải phát triển kinh tế, văn hóa, mà còn cần phát triển đạo đức, để người dân được sống yên lành, quan thì không muốn tham nhũng, dân thì không muốn lừa đảo trộm cắp, thì mới đủ tư cách dẫn đầu thế giới.
Đạo đức cũng sẽ giúp phát triển kinh tế, ít trộm cắp thì đỡ tiền an ninh, ít làm hàng giả thì đỡ kiện tụng bệnh tật, môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn. Môi trường sống yên ổn thì người dân không lo tích trữ tài sản mà sẽ bỏ tiền ra tăng tiêu thụ hàng hóa. Ngược lại trong xã hội bất an thì người dân sẽ có xu hướng tích trữ tài sản dù có tăng lương mà tiêu thụ không tăng lên. Như vậy có thể nói đạo đức không những quan trọng với đời sống cá nhân mà còn rất cần thiết cho nền kinh tế nói chung
Sức người vốn có hạn, ý nói ngoài lời. Ngày xưa chủ tịch Đặng Tiểu Bình vạch ra kế hoạch vài chục năm nhưng không nhìn được thành quả của mình. Việc đời vài chục năm đã thay đổi khó mà được như ý. Nay nếu lãnh đạo Trung Quốc có ý chí lớn, tuy nhiên nếu chậm một chút thì cũng bỏ lỡ vài năm. Mà sự việc hơn kém nhau chục năm, tuy không ảnh hưởng nhiều đối với một quốc gia, nhưng đối với một đời người thì có thể nhìn thấy kết quả do chính mình tạo ra cũng là một sự khác biệt hoàn toàn. Bốn điều trên đây quả thực không phải quá khó, cũng không phải quá dễ. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thực hiện được thì chắc chắn sẽ qua mặt người Mĩ, đưa Trung Quốc trở về với vị trí số một từ ngàn năm qua
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
Karl Marx và giá trị thặng dư
Có thể nói, chủ nghĩa Marx đã góp phần xây dựng nên hai cường quốc lớn là Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù Marx không hoàn toàn đúng về mặt khoa học, nhưng chủ nghĩa cộng sản cũng đã góp phần rất lớn vào việc thay đổi bộ mặt thế giới, đó là một sự thật không thể chối cãi được. Nước Nga đi lên từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu, trở thành một siêu cường điều khiển một nửa thế giới, Trung Quốc từ một quốc gia nông nghiệp phong kiến, đi lên thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Điều đó cho thấy lý thuyết không quan trọng bằng chính trị thực tiễn.
Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng Marx đã phạm sai lầm một cách rất ngây ngô, đưa ra một kiểu lý thuyết giả khoa học. Cốt lõi học thuyết của Marx cho rằng, trong quá trình lao động tạo ra của cải, người lao động đã bỏ sức lao động và sử dụng tư bản tích lũy để tạo ra sản phẩm mới có giá trị cao hơn sức lao động và tư bản đầu vào. Giá trị chênh lệch được gọi là giá trị thặng dư (một khái niệm kiểu như giá trị gia tăng). Marx cho rằng giá trị thặng dư (GTTD) do sức lao động tạo ra bởi vì tư bản (vốn, công cụ lao động, đối tượng của sức lao động) thì nó không thể tự tạo ra giá trị mới. Như vậy nhà tư bản không làm gì chỉ dựa vào sở hữu tư bản để bóc lột người lao động. Và người lao động do đó cần phải lật đổ nhà tư bản để xây dựng xã hội lao động (xã hội cộng sản).
Cái nhìn của Marx mang tính chất cơ khí và vô học. Để có giá trị thặng dư cần có cả lao động và tích lũy tư bản, nhưng Marx lại cho rằng chỉ có lao động mới là nguyên nhân của giá trị thặng dư. Đó là một cái nhìn phiến diện, đối với Marx, 1 + 1 = 2, tư bản + sức lao động = sản phẩm thì tất cả các yếu tố đầu vào vẫn giữ nguyên, nên 1 + 1 = 2.
Marx đã sai. Đối với kinh tế thì 1 + 1 = 3. Khi có đủ các yếu tố đầu vào thì tự khắc sẽ tạo ra giá trị mới. Hãy lấy một ví dụ, một người có trâu đực, một người có trâu cái, như vậy nếu nuôi trâu, nó sẽ đẻ ra con, 1 + 1 = 3. Trâu đực được ví với tư bản tích lũy, trâu cái ví với lao động, trâu con ví như giá trị thặng dư. Marx cho rằng chỉ có trâu cái mới tạo ra GTTD, còn trâu đực không tạo ra giá trị mới. Ví dụ này tuy đơn giản nhưng chỉ ra khá rõ sai lầm của Marx.
Chúng ta chỉ có thể nói rằng, nếu có đủ trâu đực và trâu cái thì sẽ có trâu con, chứ chúng ta không thể nói trâu con là do trâu cái tạo ra 99%, còn trâu đực chỉ đóng góp 1%. Bởi vì nếu thiếu bất kì yếu tố nào thì trâu con cũng sẽ không ra đời, nó cần cả cha cũng như mẹ, cả hai đều là 100%. Cũng vậy, khi có đủ sự kết hợp giữa tư bản và lao động thì sẽ tạo ra giá trị mới, nếu thiếu bất kì yếu tố nào đều không tạo ra sản phẩm. Việc cho rằng sản phẩm chỉ do lao động tạo ra là cái nhìn mang tính cơ khí, đơn giản và vô học.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy thử ví dụ một cỗ máy lớn, nhưng khi thiếu một con ốc hoặc một bánh răng nhỏ, cỗ máy ngừng hoạt động. Sự hoạt động của cả cỗ máy cần đầy đủ tất cả yếu tố, một con ốc hoặc bánh răng nhỏ cũng có giá trị tương đương động cơ hoặc các cơ cấu chuyền động đắt tiền, bởi vì cỗ máy không thể hoạt động thiếu nó. Chúng ta có thể nói con ốc có giá trị rất thấp so với động cơ, đó là khi chúng ta nhìn vào giá trị để tạo ra con ốc hay động cơ riêng lẻ, còn để kết hợp ra cả cỗ máy vận hành trơn chu, tất cả chúng có giá trị ngang nhau.
Cũng vậy, hoạt động kinh tế chính là một cỗ máy tạo ra sản phẩm mới. Để tạo ra sản phẩm, cần có đầy đủ các yếu tố đầu vào, đó là tư bản tích lũy (dù chỉ là một con ốc) và sức lao động. Chúng cần lẫn nhau, lao động cần tư bản và tư bản cần lao động, thiếu một trong hai yếu tố đều không thể tạo ra sản phẩm. GTTD chính là đứa con chung của cả tư bản và lao động. Không thể nói ai tạo ra bao nhiêu % sản phẩm, bởi vì thiếu bất kì yếu tố nào, sản phẩm cũng không được tạo ra.
Vậy tại sao lại có ăn chia phần trăm cho mỗi bên, lương cho công nhân và tiền lãi cho ông chủ? Marx không hiểu rằng đây là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn chẳng liên quan gì đến việc tạo ra sản phẩm. Việc ăn chia nói chung dựa theo cung cầu cũng như khả năng đàm phán của mỗi bên. Chẳng hạn nhà tư bản cần lao động, nhưng tư bản thì hiếm, trong khi lao động lại thừa thãi, không có bà mẹ này thì kiếm bà mẹ khác. Vì nguồn cung lao động quá thừa thãi so với nguồn cung về tư bản, cho nên khả năng đàm phán cũng như mặc cả của người lao động rất thấp và họ sẵn sàng phải chấp nhận tỉ lệ ăn chia thấp, tức là đồng lương thấp, bị bóc lột và đối xử tệ.
Ngược lại, đối với các vấn đề cần lao động hiếm, trong khi tư bản thừa thãi, thì khả năng đàm phán của người lao động tăng lên rất cao, và nhà tư bản phải chấp nhận tỉ lệ ăn chia thấp. Ví dụ đó là trong các doanh nghiệp công nghệ, khi các người sáng lập dựa vào lao động trí óc có thể gây dựng nên những gia tài khổng lồ. Như vậy, mặc dù GTTD là đứa con chung của cả tư bản và sức lao động, nhưng chính khả năng đàm phán sẽ quyết định mỗi bên được hưởng bao nhiêu từ đứa con chung đó. Và đó là một vấn đề chẳng hề liên quan đến khả năng tạo ra sản phẩm. Khi một cô gái nghèo lấy chồng giàu có quyền thế rồi sinh con cho chồng, nếu gia đình nhà chồng không ưa cô gái, họ có thể giữ lại đứa con và đuổi người mẹ đi, người mẹ làm được gì?
Vậy bài học rút ra là, không chỉ là bạn làm ra bao nhiêu, mà còn là bạn có khả năng để đòi được bao nhiêu.
Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng Marx đã phạm sai lầm một cách rất ngây ngô, đưa ra một kiểu lý thuyết giả khoa học. Cốt lõi học thuyết của Marx cho rằng, trong quá trình lao động tạo ra của cải, người lao động đã bỏ sức lao động và sử dụng tư bản tích lũy để tạo ra sản phẩm mới có giá trị cao hơn sức lao động và tư bản đầu vào. Giá trị chênh lệch được gọi là giá trị thặng dư (một khái niệm kiểu như giá trị gia tăng). Marx cho rằng giá trị thặng dư (GTTD) do sức lao động tạo ra bởi vì tư bản (vốn, công cụ lao động, đối tượng của sức lao động) thì nó không thể tự tạo ra giá trị mới. Như vậy nhà tư bản không làm gì chỉ dựa vào sở hữu tư bản để bóc lột người lao động. Và người lao động do đó cần phải lật đổ nhà tư bản để xây dựng xã hội lao động (xã hội cộng sản).
Cái nhìn của Marx mang tính chất cơ khí và vô học. Để có giá trị thặng dư cần có cả lao động và tích lũy tư bản, nhưng Marx lại cho rằng chỉ có lao động mới là nguyên nhân của giá trị thặng dư. Đó là một cái nhìn phiến diện, đối với Marx, 1 + 1 = 2, tư bản + sức lao động = sản phẩm thì tất cả các yếu tố đầu vào vẫn giữ nguyên, nên 1 + 1 = 2.
Marx đã sai. Đối với kinh tế thì 1 + 1 = 3. Khi có đủ các yếu tố đầu vào thì tự khắc sẽ tạo ra giá trị mới. Hãy lấy một ví dụ, một người có trâu đực, một người có trâu cái, như vậy nếu nuôi trâu, nó sẽ đẻ ra con, 1 + 1 = 3. Trâu đực được ví với tư bản tích lũy, trâu cái ví với lao động, trâu con ví như giá trị thặng dư. Marx cho rằng chỉ có trâu cái mới tạo ra GTTD, còn trâu đực không tạo ra giá trị mới. Ví dụ này tuy đơn giản nhưng chỉ ra khá rõ sai lầm của Marx.
Chúng ta chỉ có thể nói rằng, nếu có đủ trâu đực và trâu cái thì sẽ có trâu con, chứ chúng ta không thể nói trâu con là do trâu cái tạo ra 99%, còn trâu đực chỉ đóng góp 1%. Bởi vì nếu thiếu bất kì yếu tố nào thì trâu con cũng sẽ không ra đời, nó cần cả cha cũng như mẹ, cả hai đều là 100%. Cũng vậy, khi có đủ sự kết hợp giữa tư bản và lao động thì sẽ tạo ra giá trị mới, nếu thiếu bất kì yếu tố nào đều không tạo ra sản phẩm. Việc cho rằng sản phẩm chỉ do lao động tạo ra là cái nhìn mang tính cơ khí, đơn giản và vô học.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy thử ví dụ một cỗ máy lớn, nhưng khi thiếu một con ốc hoặc một bánh răng nhỏ, cỗ máy ngừng hoạt động. Sự hoạt động của cả cỗ máy cần đầy đủ tất cả yếu tố, một con ốc hoặc bánh răng nhỏ cũng có giá trị tương đương động cơ hoặc các cơ cấu chuyền động đắt tiền, bởi vì cỗ máy không thể hoạt động thiếu nó. Chúng ta có thể nói con ốc có giá trị rất thấp so với động cơ, đó là khi chúng ta nhìn vào giá trị để tạo ra con ốc hay động cơ riêng lẻ, còn để kết hợp ra cả cỗ máy vận hành trơn chu, tất cả chúng có giá trị ngang nhau.
Cũng vậy, hoạt động kinh tế chính là một cỗ máy tạo ra sản phẩm mới. Để tạo ra sản phẩm, cần có đầy đủ các yếu tố đầu vào, đó là tư bản tích lũy (dù chỉ là một con ốc) và sức lao động. Chúng cần lẫn nhau, lao động cần tư bản và tư bản cần lao động, thiếu một trong hai yếu tố đều không thể tạo ra sản phẩm. GTTD chính là đứa con chung của cả tư bản và lao động. Không thể nói ai tạo ra bao nhiêu % sản phẩm, bởi vì thiếu bất kì yếu tố nào, sản phẩm cũng không được tạo ra.
Vậy tại sao lại có ăn chia phần trăm cho mỗi bên, lương cho công nhân và tiền lãi cho ông chủ? Marx không hiểu rằng đây là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn chẳng liên quan gì đến việc tạo ra sản phẩm. Việc ăn chia nói chung dựa theo cung cầu cũng như khả năng đàm phán của mỗi bên. Chẳng hạn nhà tư bản cần lao động, nhưng tư bản thì hiếm, trong khi lao động lại thừa thãi, không có bà mẹ này thì kiếm bà mẹ khác. Vì nguồn cung lao động quá thừa thãi so với nguồn cung về tư bản, cho nên khả năng đàm phán cũng như mặc cả của người lao động rất thấp và họ sẵn sàng phải chấp nhận tỉ lệ ăn chia thấp, tức là đồng lương thấp, bị bóc lột và đối xử tệ.
Ngược lại, đối với các vấn đề cần lao động hiếm, trong khi tư bản thừa thãi, thì khả năng đàm phán của người lao động tăng lên rất cao, và nhà tư bản phải chấp nhận tỉ lệ ăn chia thấp. Ví dụ đó là trong các doanh nghiệp công nghệ, khi các người sáng lập dựa vào lao động trí óc có thể gây dựng nên những gia tài khổng lồ. Như vậy, mặc dù GTTD là đứa con chung của cả tư bản và sức lao động, nhưng chính khả năng đàm phán sẽ quyết định mỗi bên được hưởng bao nhiêu từ đứa con chung đó. Và đó là một vấn đề chẳng hề liên quan đến khả năng tạo ra sản phẩm. Khi một cô gái nghèo lấy chồng giàu có quyền thế rồi sinh con cho chồng, nếu gia đình nhà chồng không ưa cô gái, họ có thể giữ lại đứa con và đuổi người mẹ đi, người mẹ làm được gì?
Vậy bài học rút ra là, không chỉ là bạn làm ra bao nhiêu, mà còn là bạn có khả năng để đòi được bao nhiêu.
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
Thị trường chứng khoán và nền kinh tế
Thị trường chứng khoán (TTCK) Thượng Hải lúc lên cao hơn 5000 điểm, giảm xuống chỉ số hiện nay ~3200, mất 40% giá trị, một lượng tiền khổng lồ đã ra khỏi thị trường. Điều này cộng với các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc không được tốt lắm có lẽ là mối quan tâm hàng đầu hiện nay.
Thực ra thì điều hành một nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc sẽ khó khăn, tất nhiên có những lúc thuận lợi thì có những lúc gian nan. Đó là bản chất thường xuyên của xã hội, với những người dày dạn kinh nghiệm cũng khó tránh khỏi. Kinh doanh thì cũng có lúc lỗ lúc lãi, đánh trận lúc thắng lúc thua, thi đấu thể thao thì cũng phải lúc được lúc mất,.. miễn sao lúc khó khăn bảo toàn được thế lực để dành lấy thành công về lâu dài thì vẫn tốt.
Lãnh đạo lớn tất nhiên sẽ gặp trở ngại lớn, Mao chủ tịch khi xưa từng phải rút lui hàng ngàn dặm, Đặng Tiểu Bình cải cách đất nước trong hoàn cảnh thiếu thốn mà không hề nao núng, so với hiện nay thì thời xưa có lẽ còn khó khăn hơn nhiều. Nếu không gặp gian nan thì sao tỏ rõ được sự anh hùng?
Lấy một ví dụ nhỏ, lúc Trung Quốc còn khó khăn, chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng tiến hành chiến dịch quân sự tấn công Việt Nam khi hai nước còn có một số mâu thuẫn. Mặc dù có một số mục tiêu quân sự chưa đạt được nhưng sau chiến dịch quân sự, những người ưu tiên cải cách quân đội đã có được ưu thế trước những người bảo thủ, nhờ vậy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa để trở thành một lực lượng lớn mạnh hàng đầu trên thế giới. Như vậy có thể nói, thất bại tạm thời có thể tạo tiền đề rất tốt cho những thay đổi và phát triển vững chắc về lâu dài, nếu tầm nhìn và ý chí dài hạn luôn được giữ vững. Thậm chí sự tăng trưởng chậm lại tạm thời của TTCK và nền kinh tế Trung Quốc có thể được sử dụng để chỉ rõ những yếu kém của nền kinh tế, những sai lầm của mô hình tăng trưởng nóng trước đây, chính là sự củng cố vững chắc cho sự đúng đắn của cải cách, như vậy là trời thử lòng người để giao việc lớn.
Rõ ràng TTCK không phải là nơi để ai cũng có thể tham gia, khi chỉ số thị trường Thượng Hải giảm từ 5000 xuống 3000 điểm. Đó là một bài học cho người dân và cho cả giới lãnh đạo. Được ăn lỗ chịu là quy luật thị trường, nhưng khi số người thua thiệt quá nhiều có thể ảnh hưởng đến ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô. Khi đó có thể sẽ cần cứu số đông hơn là những người giàu, bởi vì người giàu mất từ 100 triệu còn 60 triệu họ vẫn sống được, nhưng đám đông mỗi người mất từ 100 ngàn xuống còn 60 ngàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Trong trường hợp đó có thể dùng các biện pháp để sàng lọc thị trường để hỗ trợ, ví dụ các biện pháp ưu đãi các tài khoản có giá trị nhỏ, bởi vì làm chính trị cần lấy số đông dân chúng làm gốc. Một hai người giàu thua lỗ không sao nhưng một trăm người trung lưu thì ảnh hưởng lên xã hội sẽ lớn hơn nhiều.
Thị trường chứng khoán có mối liên hệ trực tiếp đến nền kinh tế, có thể nói là thước đo của nền kinh tế. TTCK là nơi mua bán chứng khoán của các công ty và tổ chức trong nền kinh tế, giúp các dòng vốn chảy vào nơi cần đến nó. TTCK giúp các công ty tiếp cận với vốn, việc mua bán cổ phần các công ty cũng tạo động lực cho các công ty hoạt động tốt để có thể được bán lại với giá cao. Điều đó giúp nền kinh tế phát triển.
Như vậy, nếu nền kinh tế hoạt động tốt, các công ty có lãi và mở rộng, thì giá trị các công ty trên thị trường sẽ tăng lên, và giá trị TTCK sẽ tăng. Ngược lại khi nền kinh tế không tốt, các công ty lãi thấp, thì giá trị thị trường cũng vì vậy mà tăng trưởng ít hơn. Về điều này, thì bản chất của nền kinh tế là yếu tố chủ đạo, là gốc rễ của vấn đề. TTCK có thể huy động vốn, chứ nó không thể thay đổi các đặc điểm lâu đời và căn bản của nền kinh tế như là trình độ lao động, mức độ sáng tạo hay cách thức tạo ra giá trị gia tăng của các doanh nghiệp... Như vậy hỗ trợ TTCK chỉ là giải pháp ngắn hặn, còn về lâu dài thì bản chất của nền kinh tế mới là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Để làm ra tiền, người ta phải tạo ra một giá trị có ích nào đó, ví dụ tạo ra một cái xe mới, một tác phẩm mới, hoặc một nghiên cứu, hoặc bỏ công sức quản lý... những điều này tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Chỉ khi nền kinh tế tạo ra giá trị thật, thì tổng giá trị toàn bộ nền kinh tế mới tăng lên. Còn nếu một nền kinh tế chỉ toàn sáp nhập, mua đi bán lại, ép giá mua rẻ rồi đẩy giá bán lấy lời, thì đơn giản có nghĩa là tiền chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác, còn tổng giá trị của nền kinh tế không thay đổi. Tất nhiên các hoạt động mua bán sáp nhập vẫn có ích nếu cái đích cuối cùng của nó giúp tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại các hoạt động mua đi bán lại thuần túy mà không hề có ích đối với nền kinh tế, nó chỉ giúp một bộ phận dân số làm giàu hợp pháp.
Đối với mọi loại thị trường, các hoạt động mua bán không chỉ dựa trên giá trị hiện tại của hàng hóa, mà còn dựa trên giá trị kì vọng, hay là niềm tin về giá trị trong tương lai. Kì vọng có thể dựa trên giá trị hiện tại, ví dụ một công ty đang phát triển thì niềm tin về giá trị của công ty trong tương lai sẽ tăng lên. Tuy nhiên kì vọng có thể không liên quan đến giá trị của công ty, mà chỉ đơn giản khi người tham gia tin rằng sẽ có người mua lại với giá cao hơn và tham gia để kiếm lời. Khi đó giá trị kì vọng có thể vượt quá giá trị đáng có của sản phẩm. Khi đó có thể cả người mua và người bán đều biết rõ điều đó, nhưng vẫn tham gia với hi vọng họ không phải người cuối cùng để chịu thiệt hại. Nhưng xét ở quy mô toàn bộ thị trường, chắc chắn sẽ có người phải chịu thiệt hại. Điều này chính là mặt trái của thị trường, nó sẽ tạo ra một vòng xoay hút tiền vào mà không hề tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, mà TTCK Trung Quốc vừa trải qua.
Đối với các bên tham gia thị trường, thì việc kiếm tiền dựa vào ăn chênh lệch là hoàn toàn bình thường, nhưng đối với người quản lý thị trường, hễ có bất kì sản phẩm nào trong thị trường bị đẩy lên giá trị ảo thì điều đó chắc chắn sẽ tạo ra thiệt hại cho người tham gia. Việc đẩy giá trị này luôn luôn có thể tiến hành hợp pháp, vì nó là tính chất cơ bản của mua và bán. Cứ mua lại giá cao nhiều lần sẽ tạo ra một hi vọng về giá cao hơn trong tương lai, nhất là khi lượng tiền tham gia thị trường quá lớn. Tuy nhiên, giá trị ảo nếu không đóng góp cho nền kinh tế, thì sớm hay muộn sẽ phải dừng lại, và khi đó người tham gia cuối cùng sẽ phải gánh toàn bộ thua lỗ cho những người đi trước. Điều này có thể thấy được qua ví dụ mô hình kinh doanh đa cấp (multi level marketing) khi người đi trước ăn phần trăm và làm giàu nhờ người tham gia sau, nhưng toàn bộ chuỗi đa cấp hầu như không tạo ra giá trị mới, mà chỉ lấy tiền của người này chuyển qua người khác. Khi giá trị kì vọng vượt quá giá trị thực tế đáng có, chắc chắn thị trường phải có thiệt hại, và khi đó thị trường sẽ mất đi tính chất win - win solution, vốn là tính chất cần thiết bậc nhất của nó. Đây là một điều tệ hại nếu nhìn từ góc độ quản lý thị trường.
Vậy cái gốc của TTCK vẫn là các công ty tạo ra giá trị trong nền kinh tế. Nếu các công ty này không có khả năng hấp thụ được lượng tiền lưu chuyển trong TTCK thì thị trường chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại. Và giải pháp về lâu dài cho nền kinh tế vẫn luôn là thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để mở rộng quy mô từ sản xuất hàng giá rẻ lên các loại hàng hóa mang nhiều giá trị gia tăng hơn, hoặc tìm cách để chiếm lĩnh các thị trường nhiều giá trị hơn.
Thực ra thì điều hành một nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc sẽ khó khăn, tất nhiên có những lúc thuận lợi thì có những lúc gian nan. Đó là bản chất thường xuyên của xã hội, với những người dày dạn kinh nghiệm cũng khó tránh khỏi. Kinh doanh thì cũng có lúc lỗ lúc lãi, đánh trận lúc thắng lúc thua, thi đấu thể thao thì cũng phải lúc được lúc mất,.. miễn sao lúc khó khăn bảo toàn được thế lực để dành lấy thành công về lâu dài thì vẫn tốt.
Lãnh đạo lớn tất nhiên sẽ gặp trở ngại lớn, Mao chủ tịch khi xưa từng phải rút lui hàng ngàn dặm, Đặng Tiểu Bình cải cách đất nước trong hoàn cảnh thiếu thốn mà không hề nao núng, so với hiện nay thì thời xưa có lẽ còn khó khăn hơn nhiều. Nếu không gặp gian nan thì sao tỏ rõ được sự anh hùng?
Lấy một ví dụ nhỏ, lúc Trung Quốc còn khó khăn, chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng tiến hành chiến dịch quân sự tấn công Việt Nam khi hai nước còn có một số mâu thuẫn. Mặc dù có một số mục tiêu quân sự chưa đạt được nhưng sau chiến dịch quân sự, những người ưu tiên cải cách quân đội đã có được ưu thế trước những người bảo thủ, nhờ vậy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa để trở thành một lực lượng lớn mạnh hàng đầu trên thế giới. Như vậy có thể nói, thất bại tạm thời có thể tạo tiền đề rất tốt cho những thay đổi và phát triển vững chắc về lâu dài, nếu tầm nhìn và ý chí dài hạn luôn được giữ vững. Thậm chí sự tăng trưởng chậm lại tạm thời của TTCK và nền kinh tế Trung Quốc có thể được sử dụng để chỉ rõ những yếu kém của nền kinh tế, những sai lầm của mô hình tăng trưởng nóng trước đây, chính là sự củng cố vững chắc cho sự đúng đắn của cải cách, như vậy là trời thử lòng người để giao việc lớn.
Rõ ràng TTCK không phải là nơi để ai cũng có thể tham gia, khi chỉ số thị trường Thượng Hải giảm từ 5000 xuống 3000 điểm. Đó là một bài học cho người dân và cho cả giới lãnh đạo. Được ăn lỗ chịu là quy luật thị trường, nhưng khi số người thua thiệt quá nhiều có thể ảnh hưởng đến ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô. Khi đó có thể sẽ cần cứu số đông hơn là những người giàu, bởi vì người giàu mất từ 100 triệu còn 60 triệu họ vẫn sống được, nhưng đám đông mỗi người mất từ 100 ngàn xuống còn 60 ngàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Trong trường hợp đó có thể dùng các biện pháp để sàng lọc thị trường để hỗ trợ, ví dụ các biện pháp ưu đãi các tài khoản có giá trị nhỏ, bởi vì làm chính trị cần lấy số đông dân chúng làm gốc. Một hai người giàu thua lỗ không sao nhưng một trăm người trung lưu thì ảnh hưởng lên xã hội sẽ lớn hơn nhiều.
Thị trường chứng khoán có mối liên hệ trực tiếp đến nền kinh tế, có thể nói là thước đo của nền kinh tế. TTCK là nơi mua bán chứng khoán của các công ty và tổ chức trong nền kinh tế, giúp các dòng vốn chảy vào nơi cần đến nó. TTCK giúp các công ty tiếp cận với vốn, việc mua bán cổ phần các công ty cũng tạo động lực cho các công ty hoạt động tốt để có thể được bán lại với giá cao. Điều đó giúp nền kinh tế phát triển.
Như vậy, nếu nền kinh tế hoạt động tốt, các công ty có lãi và mở rộng, thì giá trị các công ty trên thị trường sẽ tăng lên, và giá trị TTCK sẽ tăng. Ngược lại khi nền kinh tế không tốt, các công ty lãi thấp, thì giá trị thị trường cũng vì vậy mà tăng trưởng ít hơn. Về điều này, thì bản chất của nền kinh tế là yếu tố chủ đạo, là gốc rễ của vấn đề. TTCK có thể huy động vốn, chứ nó không thể thay đổi các đặc điểm lâu đời và căn bản của nền kinh tế như là trình độ lao động, mức độ sáng tạo hay cách thức tạo ra giá trị gia tăng của các doanh nghiệp... Như vậy hỗ trợ TTCK chỉ là giải pháp ngắn hặn, còn về lâu dài thì bản chất của nền kinh tế mới là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Để làm ra tiền, người ta phải tạo ra một giá trị có ích nào đó, ví dụ tạo ra một cái xe mới, một tác phẩm mới, hoặc một nghiên cứu, hoặc bỏ công sức quản lý... những điều này tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Chỉ khi nền kinh tế tạo ra giá trị thật, thì tổng giá trị toàn bộ nền kinh tế mới tăng lên. Còn nếu một nền kinh tế chỉ toàn sáp nhập, mua đi bán lại, ép giá mua rẻ rồi đẩy giá bán lấy lời, thì đơn giản có nghĩa là tiền chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác, còn tổng giá trị của nền kinh tế không thay đổi. Tất nhiên các hoạt động mua bán sáp nhập vẫn có ích nếu cái đích cuối cùng của nó giúp tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại các hoạt động mua đi bán lại thuần túy mà không hề có ích đối với nền kinh tế, nó chỉ giúp một bộ phận dân số làm giàu hợp pháp.
Đối với mọi loại thị trường, các hoạt động mua bán không chỉ dựa trên giá trị hiện tại của hàng hóa, mà còn dựa trên giá trị kì vọng, hay là niềm tin về giá trị trong tương lai. Kì vọng có thể dựa trên giá trị hiện tại, ví dụ một công ty đang phát triển thì niềm tin về giá trị của công ty trong tương lai sẽ tăng lên. Tuy nhiên kì vọng có thể không liên quan đến giá trị của công ty, mà chỉ đơn giản khi người tham gia tin rằng sẽ có người mua lại với giá cao hơn và tham gia để kiếm lời. Khi đó giá trị kì vọng có thể vượt quá giá trị đáng có của sản phẩm. Khi đó có thể cả người mua và người bán đều biết rõ điều đó, nhưng vẫn tham gia với hi vọng họ không phải người cuối cùng để chịu thiệt hại. Nhưng xét ở quy mô toàn bộ thị trường, chắc chắn sẽ có người phải chịu thiệt hại. Điều này chính là mặt trái của thị trường, nó sẽ tạo ra một vòng xoay hút tiền vào mà không hề tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, mà TTCK Trung Quốc vừa trải qua.
Đối với các bên tham gia thị trường, thì việc kiếm tiền dựa vào ăn chênh lệch là hoàn toàn bình thường, nhưng đối với người quản lý thị trường, hễ có bất kì sản phẩm nào trong thị trường bị đẩy lên giá trị ảo thì điều đó chắc chắn sẽ tạo ra thiệt hại cho người tham gia. Việc đẩy giá trị này luôn luôn có thể tiến hành hợp pháp, vì nó là tính chất cơ bản của mua và bán. Cứ mua lại giá cao nhiều lần sẽ tạo ra một hi vọng về giá cao hơn trong tương lai, nhất là khi lượng tiền tham gia thị trường quá lớn. Tuy nhiên, giá trị ảo nếu không đóng góp cho nền kinh tế, thì sớm hay muộn sẽ phải dừng lại, và khi đó người tham gia cuối cùng sẽ phải gánh toàn bộ thua lỗ cho những người đi trước. Điều này có thể thấy được qua ví dụ mô hình kinh doanh đa cấp (multi level marketing) khi người đi trước ăn phần trăm và làm giàu nhờ người tham gia sau, nhưng toàn bộ chuỗi đa cấp hầu như không tạo ra giá trị mới, mà chỉ lấy tiền của người này chuyển qua người khác. Khi giá trị kì vọng vượt quá giá trị thực tế đáng có, chắc chắn thị trường phải có thiệt hại, và khi đó thị trường sẽ mất đi tính chất win - win solution, vốn là tính chất cần thiết bậc nhất của nó. Đây là một điều tệ hại nếu nhìn từ góc độ quản lý thị trường.
Vậy cái gốc của TTCK vẫn là các công ty tạo ra giá trị trong nền kinh tế. Nếu các công ty này không có khả năng hấp thụ được lượng tiền lưu chuyển trong TTCK thì thị trường chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại. Và giải pháp về lâu dài cho nền kinh tế vẫn luôn là thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để mở rộng quy mô từ sản xuất hàng giá rẻ lên các loại hàng hóa mang nhiều giá trị gia tăng hơn, hoặc tìm cách để chiếm lĩnh các thị trường nhiều giá trị hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)